Cách tập cho bé tự cầm bình sữa hiệu quả mà mẹ nên biết

Để các mẹ không mất quá nhiều thời gian trong việc cho con uống sữa, vậy các mẹ hãy để bé tự cầm bình sữa. Nhưng làm sao để bé có thể tự cầm bình sữa đúng cách? Hãy cùng vanhoadoisong xem qua bài viết dưới đây để biết cách tập cho bé cầm bình sữa đúng cách nhé!

Vì sao mẹ cần tập cho bé tự cầm bình bú?

Việc để bé tự cầm bình bú sẽ giúp mẹ tiết kiệm được thời gian trong việc chăm bé. Bên cạnh đó, sẽ giúp bé có khả năng cầm nắm được đồ vật và trở nên tự lập hơn trong việc bú bình, cũng sẽ không bị sặc sữa.

Việc cho bé tự bú bình sẽ giúp mẹ tiết kiệm được nhiều thời gian hơn
Việc cho bé tự bú bình sẽ giúp mẹ tiết kiệm được nhiều thời gian hơn

Khi nào bé tự cầm bình sữa được?

Độ tuổi thích hợp để tập cho bé tự cầm bình sữa là khi bé 6 tháng tuổi. Vì ở độ tuổi này các bé bắt đầu vào giai đoạn cai sữa mẹ và các bé cũng biết cầm nắm.

Tuy nhiên, không phải bé nào cũng có thể tự cầm bình sữa vào tháng thứ 6, có bé sẽ trễ hơn khoảng vào tháng thứ 10. Vậy nên, các mẹ cũng nên tùy thuộc giai đoạn phát triển của con để tập cho bé nhé!

6 tháng tuổi là độ tuổi thích hợp để bé tự cầm bình
6 tháng tuổi là độ tuổi thích hợp để bé tự cầm bình

Hướng dẫn cách tập cho bé tự cầm bình sữa

Để các con có thể tự cầm được bình sữa, các mẹ phải thật kiên nhẫn và cố gắng luyện tập thật nhiều cùng bé:

  • Bước 1: Cho bé làm quen với bình sữa. Các mẹ có thể cho bé sờ, chạm vào bình sữa để bé cảm nhận được bề mặt, kích thước và trọng lượng của bình khi chưa có sữa. Và khi bé đã quen, mẹ có thể cho bé tự giữ bình.
  • Bước 2: Cho bé cầm bình sữa khi bú để quen. Việc để bé tự cầm bình sữa sẽ giúp bé tăng được khả năng vận động, cầm nắm đồ vật. Để dễ dàng hơn cho bé, mẹ có thể chọn những chiếc bình có hình dáng dễ cầm..
  • Bước 3: Quan sát bé sẵn sàng hay chưa. Không phải lúc nào bé cũng sẵn sàng cho việc tự lập hay làm điều gì đó. Vậy nên các mẹ nên quan sát xem bé có thích cầm nắm những món đồ xung quanh không rồi hãy tập cho bé nhé!
  • Bước 4: Cho bé biết sự liên quan giữa bình sữa và việc ăn. Việc cho bé uống sữa đúng giờ cũng sẽ giúp bé hình thành một thói quen tốt. Bên cạnh đó, các mẹ cũng có thể tạo cho bé thói quen tự tìm bình sữa uống khi tới giờ uống sữa.
  • Bước 5: Tập cho bé cầm từ bình. Đầu tiên các mẹ có thể cho bé cầm một bình nước rỗng để cảm nhận bề mặt và trọng lượng của bình. Khi bé đã quen, các mẹ có thể cho thêm nước vào để bé quen dần với trọng lượng bình khi có nước.
  • Bước 6: Đút núm ti cho bé. Sau khi bé đã quen với những việc như cầm nắm bình sữa, các mẹ có thể đưa núm vú vào miệng bé và để bé tự bú. Nếu bé không làm được các mẹ có thể hướng dẫn con cách đưa núm vú vào miệng như thế nào.
Mẹ nên hướng dẫn bé cách cầm bình sữa đúng cách
Mẹ nên hướng dẫn bé cách cầm bình sữa đúng cách

Bí quyết nhanh cho bé tự cầm bình sữa

Quan sát các kỹ năng vận động của bé

Mẹ hãy để các bé tự phát triển, đừng ép con tự cầm bình. Mẹ có thể quan sát sự phát triển của con qua các kỹ năng như cầm nắm các vật xung quanh để xem con có hứng thú với việc đó không.

Hãy để con phát triển một cách tự nhiên
Hãy để con phát triển một cách tự nhiên

Dạy cho bé tác dụng của bình sữa

Mỗi khi bé đói, mẹ có thể đưa bình sữa cho con, để con có thể nhận diện được đồ vật và giúp con hiểu được mối liên hệ giữa việc đói và bình sữa. Ngoài ra, việc này còn kích thích các con tự tìm bình sữa mỗi khi thấy đói.

Cho bé biết được mối liên hệ giữa việc đói và việc tìm bình sữa là một việc cần thiết
Cho bé biết được mối liên hệ giữa việc đói và việc tìm bình sữa là một việc cần thiết

Bế bé

Khi bé bú mẹ, hơi ấm trên cơ thể mẹ giúp bé cảm thấy thoải mái. Vậy nên khi bé bú bình, các mẹ cũng nên bế bé để giúp bé có cảm giác tương tự và sẽ tiếp nhận việc bú bình hơn.

Khi bé bú bình, mẹ nên bế bé để bé quen dần
Khi bé bú bình, mẹ nên bế bé để bé quen dần

Tạo không gian yên tĩnh khi bé bú

Không nên làm bé mất tập trung khi bé đang bú bằng những âm thanh xung quanh. Vì khi mất tập trung bé sẽ không chịu bú bình và có thể bé sẽ nuốt không khí nhiều hơn sữa.

Nên để bé được yên tĩnh trong quá trình bú
Nên để bé được yên tĩnh trong quá trình bú

Hỗ trợ bé

Vì tay bé khá nhỏ nên khi cầm bình sữa lâu, bé sẽ bị mỏi hoặc đau tay. Vì vậy, các mẹ có thể hỗ trợ bé bằng cách đỡ phía dưới bình sữa.

Vì tay con khá nhỏ nên mẹ có thể hỗ trợ con bằng cách cầm đáy bình giúp con
Vì tay con khá nhỏ nên mẹ có thể hỗ trợ con bằng cách cầm đáy bình giúp con

Tôn trọng sở thích của bé

Nếu một ngày mẹ thấy bé không tự cầm bình sữa nữa thì các mẹ cứ để bé tự nhiên, vậy nên khi các mẹ thấy bé không chịu xòe để mẹ đưa bình sữa vào tay, thì các mẹ cứ để thuận theo ý bé nhé!

Nếu bé quấy khóc mẹ cứ để con tự nhiên
Nếu bé quấy khóc mẹ cứ để con tự nhiên

Nên lưu ý những gì khi cho bé bú?

Đặt đúng vị trí

Vị trí tốt nhất để bé bú bình là vị trí giống như khi bé bú mẹ. Mẹ hãy cho bé nằm ngửa trên tay trong tư thế đầu hơi cao. Nếu mẹ muốn cho bé nằm xuống, hãy để bé nằm hơi cong một chút, giống tư thế khi bé đang bú mẹ.

Khi bé bú bình, nên cho bé nằm đúng tư thế
Khi bé bú bình, nên cho bé nằm đúng tư thế

Trông chừng bé thường xuyên

Ngay cả khi các mẹ để bé tự cầm bình sữa thì cũng nên coi chừng bé một cách cẩn thận. Đề phòng trường hợp bé bị mất thăng bằng hoặc trượt bình sữa, thì mẹ có thể giúp bé điều chỉnh lại cho đúng.

Không nên để bé tự bú bình mà không có sự trông chừng
Không nên để bé tự bú bình mà không có sự trông chừng

Chú ý âm thanh khi bé bú sữa

Khi bé uống sữa mà tạo ra quá nhiều âm thanh hay âm thanh quá lớn thì có thể bé đã nuốt phải không khí thay vì sữa. Mẹ hãy kiểm tra xem núm vú có bị tắc hay không, để đảm bảo bé được uống sữa đúng cách.

Âm thanh khi bú sữa của bé cũng rất quan trọng
Âm thanh khi bú sữa của bé cũng rất quan trọng

Giúp bé bỏ núm vú ra khỏi miệng

Bé có thể rất giỏi trong việc tự cầm bình sữa, nhưng các mẹ vẫn nên hỗ trợ các con trong việc gỡ bỏ núm vú ra khỏi miệng, vì nếu để núm vú lâu trong miệng sẽ làm răng các bé bị sâu.

Mẹ nên hỗ trợ bé gỡ bỏ núm vú
Mẹ nên hỗ trợ bé gỡ bỏ núm vú

Không cho bé ngủ khi đang ngậm bình sữa

Việc ngậm bình sữa khi ngủ là một việc không tốt cho các bé và bé có thể bú quá nhiều hay dễ bị sặc. Do vậy, các mẹ nên cẩn thận trong thói quen bú sữa của bé nhé!

Khi bé ngủ, không nên cho bé bú bình
Khi bé ngủ, không nên cho bé bú bình

Xem thêm:

Hy vọng với bài viết vừa rồi, các mẹ sẽ biết được cách tập cho bé tự cầm bình sữa và đảm bảo an toàn cho bé. Cùng theo dõi VANHOADOISONG để có thêm nhiều thông tin chăm sóc mẹ và bé bạn nhé!

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan

Bình luận

Để lại bình luân

Nhập bình luận tại đây
Để lại tên bạn ở đây

Xem nhiều