Hướng dẫn cách sử dụng địu em bé an toàn cho bé luôn thoải mái

Địu em bé là một trong những trợ thủ giúp mẹ đỡ cực nhọc hơn khi bế bé và cũng có thể rảnh tay để làm thêm nhiều việc khác. Tuy nhiên, không phải bố mẹ nào cũng biết cách sử dụng địu sao cho đúng và an toàn cho bé. Cùng Vanhoadoisong tìm hiểu cách sử dụng địu em bé đúng chuẩn nhất qua bài viết dưới đây nhé!

Lợi ích của việc địu em bé

Ngày nay, địu em bé càng được nhiều gia đình ưu tiên sử dụng bởi những tiện ích mà nó mang lại, trong đó có thể kể đến như:

  • Hỗ trợ việc cho bé bú: Khi gần gũi với bé, bạn sẽ dễ dàng nhận ra nhu cầu khi đói mà không cần phải đợi bé khóc. Việc này sẽ giúp bố mẹ chăm sóc bé được tốt hơn.
  • Con được gần gũi với bố mẹ và khóc ít hơn: Khi sử dụng địu, em bé sẽ cảm nhận được hơi ấm của bố mẹ nên cảm thấy an toàn, từ đó cũng ít quấy khóc hơn.
  • Giúp tránh các biến dạng cột sống và sọ: Việc bé thường xuyên ngồi trong xe đẩy, nôi dẫn đến nguy cơ cao bị dị dạng xương sọ, cột sống. Sử dụng địu em bé đúng cách sẽ giảm áp lực lên lên và đầu giúp trẻ phát triển sọ, cột sống một cách tự nhiên, an toàn.
Lợi ích của việc địu em bé
Lợi ích của việc địu em bé

Các loại địu em bé

Địu võng

Địu võng có kết cấu giống như một chiếc võng thu nhỏ cho bé nằm với phần đai đeo chéo trên vai của mẹ. Kích thước của địu võng sẽ phù hợp với trẻ sơ sinh. Loại địu này được làm từ nhiều chất liệu khác nhau, có đệm hoặc không, quai đeo dễ dàng điều chỉnh.

Địu võng
Địu võng

Địu vải

Loại địu này có hình dạng như một miếng vải lớn, khi sử dụng các mẹ cần phải tự quấncố định. Ưu điểm lớn nhất của địu vải là mẹ có thể điều chỉnh linh hoạt, tạo cho tư thế thoải mái và tiết kiệm chi phí.

Địu vải
Địu vải

Địu ghế (địu ngồi)

Địu ghế được làm từ vật liệu đệm mềm nhưng được may vào một cái ghế với hai dây đai ở vaikhóa an toàn. Loại địu này thích hợp cho các hoạt động hoạt trời, vì lúc này bạn sẽ phải địu bé trong một khoảng thời gian dài và bé cũng sẽ không bị mỏi hay khó chịu.

Địu ghế (địu ngồi)
Địu ghế (địu ngồi)

Cách sử dụng địu an toàn cho bé

Mẹ cần luyện tập đeo địu khi không có em bé trước

Trước khi sử dụng trực tiếp với bé con nhà mình, bố mẹ nên làm quen với địu bằng cách sử dụng với búp bê hoặc những vật dụng tương tự để thực hiện động tác được thành tạo, biết cách điều chỉnh tạo cảm giác dễ chịu cho bé.

Mẹ cần luyện tập đeo địu khi không có em bé trước
Mẹ cần luyện tập đeo địu khi không có em bé trước

Chọn quần áo phù hợp cho bé

Thân nhiệt của em bé thường sẽ cao hơn so với người lớn, cùng với việc sử dụng địu sẽ khiến bé càng nóng hơn. Do đó, bố mẹ cần chú chọn quần áo phù hợp tùy vào thời tiết hoặc nhiệt độ phòng để tránh gây bí bách, khó chịu khi ngồi địu.

Chọn quần áo phù hợp cho bé
Chọn quần áo phù hợp cho bé

Đeo địu đúng tư thế

Tư thế của bé khi ngồi trên địu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ em nên bố mẹ cần thường xuyên quan sát bé để điều chỉnh tư thế thích hợp, đảm bảo bé ngồi đúng.

Tuy nhiên, bố mẹ nên chú ý đỡ bé bằng một hoặc hai tay để không bị chuyển động quá nhiều. Đặc biệt, với trẻ sơ sinh thì phần xương của bé chưa đủ cứng, bố mẹ nên sử dụng loại địu có thiết kế hỗ trợ đầu và cổ để đảm bảo an toàn cho bé.

Đeo địu đúng tư thế
Đeo địu đúng tư thế

Quan sát và điều chỉnh tư thế để bé thở dễ dàng

Sử dụng địu phía trước, cho bé quay mặt vào người mẹ là tư thế chắc chắn và an toàn nhất. Tuy nhiên, cần tránh để cằmmặt áp vào người đeo địu để đảm bảo bé luôn được an toàn và không bị ngạt thở.

Quan sát và điều chỉnh tư thế để bé thở dễ dàng
Quan sát và điều chỉnh tư thế để bé thở dễ dàng

Giữ bé an toàn hơn bằng một hoặc cả hai tay (khi nhặt đồ, chưa quen đeo địu)

Hầu hết các loại địu hiện nay đều thiết kế có khóa và dây buộc chắc chắn nhưng phụ huynh vẫn nên giữ bé bằng một hoặc hai tay để đảm bảo an toàn hơn. Điều này cũng giúp tránh những tình huống không may xảy ra.

Giữ bé an toàn hơn bằng một hoặc cả hai tay (khi nhặt đồ, chưa quen đeo địu)
Giữ bé an toàn hơn bằng một hoặc cả hai tay (khi nhặt đồ, chưa quen đeo địu)

Dùng tay hỗ trợ đầu, cổ và hông của trẻ

Đây là lưu ý đặc biệt với gia đình có trẻ sơ sinh (0 – 1 tuổi), khi này bé chưa thể tự giữ cổ thăng bằng nên cần sự hỗ trợ từ bố mẹ. Do đó, chỉ nên dùng địu khi bé đã đủ 4 tháng tuổi trở lên và không nên dùng địu sau lưng với bé nhỏ hơn 6 tháng tuổi.

Ngoài ra, phần hông của trẻ em phát triển nhiều nhất ở 4 tháng tuổi đầu đời. Vì vậy, sau 30 phút đến 1 tiếng ngồi địu, bố mẹ nên cho bé ra ngoài để cơ thể được thoải mái phát triển hơn.

Dùng tay hỗ trợ đầu, cổ và hông của trẻ
Dùng tay hỗ trợ đầu, cổ và hông của trẻ

Di chuyển cẩn thận khi địu bé

Trong những trường hợp di chuyển như đi qua cửa, không gian hẹp hoặc cúi xuống nhặt đồ dưới đất. Để đảm bảo an toàn cho bé thì bố mẹ nên dùng tay ôm bé, hạ đầu gối ngồi xuống nhặt đồ thay vì gập lưng.

Di chuyển cẩn thận khi địu bé
Di chuyển cẩn thận khi địu bé

Lưu ý về cách sử dụng địu em bé an toàn và đúng cách

Ngoài việc sử dụng địu đúng cách thì bố mẹ cần lưu ý một số điều sau đây để đảm bảo bé luôn được an toàn:

  • Ưu tiên chọn mua những loại địu chất lượng, an toàn và phù hợp với bé
  • Sử dụng địuthao tác gấp mở đơn giản, nhanh gọn.
  • Nên đặt bé ngồi thẳng đứng (trừ lúc cho con bú).
  • Luôn luôn kiểm các bộ phận của địu như quai đeo, khóa an toàn,… có bị mòn hay hư hỏng chỗ nào không.
  • Nên để bé có tư thế đầu gối của bé cao hơn phần đáy và chân duỗi ra hai bên để không ảnh hưởng đến cột sống của bé.
  • Không nên địu bé trên 2 tiếng.
  • Không nên địu bé khi đang lái xe hay đạp xe.
  • Không nên dùng thức uống dạng lỏng hoặc nóng như cà phê, trà khi địu bé.
Lưu ý về cách sử dụng địu em bé an toàn và đúng cách
Lưu ý về cách sử dụng địu em bé an toàn và đúng cách

Xem thêm:

Trên đây là bài viết chia sẻ về cách sử dụng địu em bé sao cho đúng chuẩn và an toàn cho bé. Hy vọng bố mẹ đã có những thông tin bổ ích để chăm sóc bé con nhà mình. Cùng chờ đón những bài viết hấp dẫn tiếp theo nhé!

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan

Bình luận

Để lại bình luân

Nhập bình luận tại đây
Để lại tên bạn ở đây

Xem nhiều