Việc quấn khăn cho bé ngay từ khi sinh ra có những lợi ích như giúp bé dễ ngủ, cố định cơ thể,… Nhưng liệu mẹ đã biết cách quấn khăn cho bé đúng cách hay chưa? Sau đây, vanhoadoisong.vn sẽ hướng dẫn chi tiết cho các bậc phụ huynh. Cùng theo dõi ngay nhé!
Nên quấn khăn cho bé từ khi nào?
Việc quấn khăn ngay từ khi bé sinh ra thì nên làm ngay, đặc biệt với những bé ngủ nhiều. Sau đó, để giúp bé dễ dàng vận động cũng như phát triển cơ thể, mẹ chỉ cần quấn khăn từ eo trở xuống.

Lợi ích của việc quấn khăn
Sau thai kỳ, bé có thể chưa thích ứng được với việc tiếp xúc với không gian hay môi trường rộng lớn bên ngoài. Vì vậy, việc quấn khăn tạo cảm giác chắc chắn, an toàn và giúp trẻ dần làm quen với thế giới.
Khi quấn khăn, bé sẽ không gặp phải tình trạng khuya chân, múa tay hoặc tự cào lên mặt gây tổn thương, từ đó giúp trẻ ngủ sâu hơn và thúc đẩy quá trình phát triển cơ thể.

Một số chị em lần đầu làm mẹ nên khi bế bé thì việc tay chân lóng ngóng, vụng về là không thể tránh khỏi. Vì vậy, quấn khăn cho bé giúp mẹ dễ dàng hơn trong việc bế, đồng thời không cọ xát móng tay hay vật cứng làm đau bé.

Nên dùng chất liệu vải nào để quấn khăn cho bé
Vấn đề đầu tiên mẹ cần quan để việc quấn khăn cho bé trở nên dễ dàng và hiệu quả nhất là chất liệu. Nên ưu tiên những chất liệu vải mỏng, mềm và thoáng khí như muslin hay 100% cotton. Đồng thời, mẹ phải ý đến độ co giãn của vải.
Do da trẻ sơ sinh còn non nớt và mỏng manh nên mẹ cần quan tâm đến khả năng thấm hút của chất liệu khăn. Da bé có thể bị tổn thương khi tiếp xúc với các loại vải khô cứng.

Những cách quấn khăn giúp cho bé ngủ ngon
Cách quấn khăn kiểu vòng tay của mẹ
Chuẩn bị
Một chiếc khăn với kích thước khoảng 60 x 120cm, có khả năng thấm hút, chất liệu vải mềm mại.
Cách quấn khăn cho bé
Bước 1: Trên mặt phẳng, mẹ trải khăn ra rồi cuộn chéo chiếc khăn lại.
Bước 2: Sau khi điều chỉnh quần áo cho bé gọn gàng, đặt bé nằm nghiêng, sau đó đưa khăn chậm rãi từ dưới chân lên đầu bé. Một đầu khăn đặt ở cổ bé, đầu kia đặt trên đầu.

Cách quấn khăn làm kén giữ ấm mùa lạnh
Chuẩn bị
Một chiếc khăn quấn có kích thước 70 x 70cm, với chất liệu mềm mại và thoáng mát.
Cách quấn khăn cho bé
Bước 1: Trải khăn lên mặt phẳng giường, góc khăn hướng lên trên. Góc trên của khăn gấp xuống 20cm. Tiếp đến, mẹ cho bé nằm ngửa lên khăn cho phần cổ và lưng bé đè lên nếp gấp.
Bước 2: Mẹ đặt tay phải bé theo chiều cơ thể, khuỷu tay hơi cong. Sau đó, kéo góc trái của khăn phủ qua bụng và vai bé. Nâng tay trái của bé lên và vòng khăn qua dưới tay trái. Dưới lưng bé gài góc trái khăn vào. Để bé có thể cử động thoải mái, mẹ không nên quấn khăn quá chặt.
Bước 3: Để bọc bé, mẹ gập phần dưới của khăn lên. Phần thân dưới của bé thả lỏng, để hông và chân bé hoạt động thoải mái.
Bước 4: Phủ qua bụng và vai của bé bằng góc phải khăn. Tiếp đến gài góc khăn vào dưới lưng bé. Để tay của bé có thể cử động được thì mẹ chỉ quấn vừa phải, không quá chặt hay quá lỏng để tránh khăn bung ra.

Cách quấn khăn cho bé khi ra đường
Chuẩn bị
Một chiếc khăn quấn có kích thước 70 x 70cm, với chất liệu mềm mại và thoáng mát.
Cách quấn khăn cho bé
Bước 1: Tương tự với cách quấn khăn làm kén.
Bước 2: Mẹ xếp 2 tay của bé sao cho xuôi theo chiều cơ thể, rồi gập phần đầu của khăn bắt chéo qua người sao cho phủ được toàn bộ phần bụng và vai bé. Nếu vải thừa thì luồn xuống mông bé để cố định cơ thể.
Bước 3: Bên còn lại thực hiện tương tự. Sau đó, mẹ chỉ cần quần phần khăn phủ phía dưới lên vai bé và vòng ra sau lưng là hoàn thành.

Cách quấn khăn giữ ấm thiết kế may sẵn
Chuẩn bị
Một chiếc khăn ủ cho bé, tùy theo điều kiện thời tiết có thể chọn vải lông hay 100% cotton.
Cách quấn khăn cho bé
Bước 1: Trên một mặt phẳng trải khăn ra.
Bước 2: Đặt chân bé nhẹ nhàng vào phần may sẵn của túi, xếp tay bé theo chiều cơ thể sao cho thoải mái nhất có thể.
Bước 3: Gấp lần lượt 2 bên mép vào giữa và dán mép chăn vào những miếng dán cố định đã được thiết kế sẵn.

Cách quấn khăn cho bé bú mẹ
Chuẩn bị
Một chiếc khăn choàng với kích thước phù hợp với trẻ.
Cách quấn khăn cho bé
Bước 1: Để đảm bảo không gian quan sát bé khi bú và bế bé, mẹ cần phải điều chỉnh phần dây quai ở cổ phù hợp.
Bước 2: Kế tiếp, mẹ đeo khăn lên cổ bé và bế bé ở tư thế cố định sao cho phần khăn phủ lên toàn cơ thể bé là được.

Cách quấn khăn cho bé khi tắm
Chuẩn bị
Một chiếc khăn tắm với kích thước 70 x 70cm, chất liệu mềm mại, không không cứng và an toàn với làn da non nớt của trẻ.
Cách quấn khăn cho bé
Bước 1: Sau khi cởi đồ cho bé, mẹ quấn nhẹ khăn xung quanh người bé.
Bước 2: Đặt bé vào chậu tắm và mở khăn từ từ từng phần để dễ dàng vệ sinh bé, mở khăn đến đâu thì tắm cho bé đến đó, quấn như cũ ở những phần cơ thể còn lại.

Cách quấn khăn làm tã cho bé
Chuẩn bị
Một chiếc tã vải vuông 70 x 70cm thoáng khi, mềm mịn.
Cách quấn khăn cho bé
Bước 1: Trải lên mặt phẳng giường, gấp một phần của tã xuống chơi sao cho khi đặt bé nằm lên thì phần mép của góc đã gấp nằm dưới mông bé.
Bước 2: Đặt tay trái của bé vào sát cơ thể sau đó quấn từ trái sang phải sao cho che kín được cơ thể, cuốn phần mép còn lại vào bên phải dưới lưng bé.
Bước 3: Sau đó quán mép tã ở dưới chân bé sang bên phải, che kín phần chân và cố định phần tã còn dư vào cùng một vị trí dưới lưng bé như ở bước 1.
Bước 4: Ở phần mép tã phía bên phải làm tương tự, sau đó cố định dưới lưng bên trái bé là hoàn tất.

Các lưu ý khi quấn khăn cho bé
- Khi trời nóng bức, mẹ nên hạn chế hoặc không nên quấn khăn cho bé. Ở thời điểm này, mẹ lựa chọn trang phục thoáng mát, dễ thấm hút mồ hôi.
- Việc quấn khăn thường xuyên có thể khiến trẻ bức bối.
- Hô hấp của bé có thể bị ảnh hưởng nếu mẹ quấn khăn quá chật, đồng thời để tránh vi khuẩn bên trong khăn mẹ phải thay đổi thường xuyên.
- Những dấu hiệu bé không thích quấn khăn khi ngủ như tỏ thái độ khó chịu, quấy khóc hay không chịu ngủ,… Lúc này, mẹ không cần quấn khăn cho trẻ.
- Khi quấn khăn, tuyệt đối không được kéo thẳng hay ép chân bé vào nhau. Để chân và hông của bé có thể cử động thoải mái, mẹ nên “thả rông” phần dưới.

Khi nào nên ngừng quấn khăn cho bé
Thông thường việc quấn khăn cho bé sẽ kết thúc từ tháng tuổi thứ 2. Thời gian này bé sẽ có những hành động như đá tung chân hoặc huơ tay nhằm chuẩn bị cho giai đoạn lật lẫy. Nhưng ở một số trẻ thì đến tháng tuổi thứ 6 thì việc quấn khăn mới được bỏ hẳn.

Xem thêm:
- Bỏ túi cách sử dụng bình ủ sữa cho bé để giữ nhiệt tốt
- Cách sử dụng cháo tươi cho bé ngon miệng
- Cách sử dụng dầu oliu cho bé ăn dặm nhiều dưỡng chất nhất
Bài viết trên đã giới thiệu về một số cách quấn khăn cho bé. Tùy vào mục đích thì mẹ có thể đưa ra phương án phù hợp cho trẻ. Nhưng nếu bé xuất hiện tình trạng kháng cự thì nên dừng lại ngay nhé! Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh.