Kem chống nắng là sản phẩm không thể thiếu trong tủ mỹ phẩm của mỗi người. Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều loại kem chống nắng phù hợp với nhiều loại da khác nhau. Hãy cùng vanhoadoisong cùng nhau tìm hiểu cách phân loại kem chống nắng thông qua bài viết này nhé!
Kem chống nắng là gì?
Kem chống nắng là sản phẩm bảo vệ da chống lại các tác hại từ ánh nắng mặt trời. Kem sẽ hấp thụ hoặc phản xạ tia UV, giúp tạo ra lớp màn bảo vệ da khỏi ung thư da. Kem còn giúp ngăn chặn tình trạng sạm da, lão hóa, nám, tàn nhang.

Phân loại kem chống nắng theo cơ thế hoạt động
Kem chống nắng vật lý
Kem chống nắng vật lý được điều chế từ thành phần khoáng chất thiên nhiên. Kem có một số thành phần vật lý như: zinc oxide, titanium dioxide sẽ phân tán làm tia UV không thể xuyên qua da.
Ưu điểm:
- Có tác dụng nhanh, sau khi thoa xong là bạn có thể ra đường ngay.
- Kem được làm từ thành phần thiên nhiên nên lành tính, không kích ứng da.
- Bảo vệ da bạn trong thời gian lâu dài, không làm tắc, bí lỗ chân lông.
Nhược điểm:
- Kem thường để lại các vệt trắng, hay bị nhem nhuốc, nâng tone hơi cao gây mất thẩm mỹ.
- Chất kem khá dày nên làm da bị bóng nhờn, dễ sinh mụn.

Kem chống nắng hóa học
Kem chống nắng hóa học là loại kem được điều chế chủ yếu bằng thành phần hóa học. Kem có tác dụng phân hủy tia UV trước khi chúng xâm nhập vào trong da. Một số thành phần trong kem chống nắng hóa học: oxybenzone, sulisobenzone, avobenzone,…
Ưu điểm:
- Kem có dạng lỏng, thấm nhanh nên không gây bóng dầu.
- Kem không quá nâng tone nên bạn có thể tự nhiên thoa.
- Lượng kem chống nắng sử dụng ít làm tiết kiệm chi phí và thời gian thoa kem.
Nhược điểm:
- Sau khi bôi kem chống nắng, bạn cần chờ thời gian trên 15 phút mới có thể ra đường.
- Kem không bền vững nên cách một khoảng thời gian bạn cần phải bôi lại.
- Vì được làm từ thành phần hóa học nên có thể gây kích ứng cho da, đặc biệt là những loại da nhạy cảm.

Nên chọn kem chống nắng vật lý hay hóa học?
Nếu có trang điểm khi ra đường, bạn hãy sử dụng kem chống nắng hóa học vì tính chất thấm nhanh của kem. Nếu da tiết nhiều dầu nhờn và mồ hôi mà không thể sử dụng kem chống nắng, bạn hãy mua loại phấn phủ có SPF 15 – 20.
Nếu da bạn dễ bị kích ứng, nổi đỏ thì kem chống nắng vật lý là một giải pháp thích hợp vì kem có độ lành tính cao, phản xạ tia UV tốt.

Phân loại kem chống nắng theo vị trí tác động
Ngoài sử dụng kem chống nắng trên da mặt, kem chống nắng cũng có dạng dùng cho toàn thân.
Tuy nhiên, cả 2 dạng này thường không khác biệt quá lớn nên bạn cũng không cần mua 2 loại kem khác nhau. Nhưng nếu thấy da mặt mình nhạy cảm, bạn hãy sử dụng riêng biệt để hạn chế bị kích ứng.

Phân loại kem chống nắng theo dạng bào chế
Kem chống nắng dạng kem
Đây là dạng kem khá phổ biến vì chất kem mịn, dễ dàng thoa đều lên mặt, mang lại cảm giác dịu nhẹ cho da mặt.
Ưu điểm:
- Vì là dạng kem nên dễ dàng lấy ra một lượng đủ dùng, tiết kiệm kha khá lượng kem.
- Sản phẩm rất đa dạng, dễ dàng tìm mua. Bao bì có thiết kế nhỏ gọn, tiện dụng mang đi mọi nơi.
Nhược điểm:
- Làm bí tắc lỗ chân lông nếu không rửa sạch, dễ làm tiết ra mồ hôi, bã nhờn.
- Kem cần thời gian thấm khá lâu vào da nên bạn cần đợi 15 – 20 phút trước khi ra đường.

Kem chống nắng dạng xịt
Kem chống nắng dạng xịt rất phù hợp cho những bạn thường xuyên ở ngoài đường. Bạn có thể xịt lên da thay vì phải thoa kem. Tuy nhiên, hiệu quả chống nắng của dạng này không được đảm bảo vì chúng ta chỉ xịt một lớp mỏng lên da.
Ưu điểm:
- Kem chống nắng dạng xịt thấm nhanh vào da giúp tiết kiệm nhiều thời gian.
- Có thể sử dụng ở những vùng da khó tiếp cận như: lưng, gáy, tay, chân,…
Nhược điểm:
- Hiệu quả chống nắng không bền vì dạng xịt nên dễ bị bốc hơi. Không phù hợp sử dụng cho da kích ứng và dễ làm cay mắt khi xịt sản phẩm.
- Sản phẩm thường chứa cồn và dung môi nên dễ bắt lửa, có thể gây hại đến người sử dụng.
- Kem chống nắng thuộc dạng xịt nên khó định lượng và cần dùng một lượng lớn.

Kem chống nắng dạng lotion
Kem chống nắng dạng lotion có kết cấu lỏng như sữa nên rất dễ thấm lên da, giữ độ dịu nhẹ cho mặt, không gây bí tắc lỗ chân lông.
Ưu điểm:
- Kết cấu dạng sữa nên giúp kem thấm nhanh, không bết dính.
- Phù hợp cho những làn da dầu, da mụn, da nhạy cảm.
- Kem có dung tích lớn nên có thể sử dụng trong thời gian dài.
Nhược điểm:
- Da không bổ sung tinh chất dưỡng ẩm nên không thích hợp cho da khô.
- Khá mỏng nhẹ nên dễ trôi đi khi lau bằng khăn hoặc đổ nhiều mồ hôi, vì vậy phải thoa lại nhiều lần.

Kem chống nắng dạng bột
Kem chống nắng dạng bột được ra đời gần đây nhưng được nhiều người ưa chuộng và săn đón. Kem có chất bột mỏng nhẹ, mịn màng, tông màu gần giống với da nên rất dễ dùng.
Ưu điểm:
- Chất bột khô mịn tạo cảm giác thoáng mát cho da. Sử dụng dễ dàng, chỉ cần phủ lớp nhẹ lên da mà không cần tán.
- Thích hợp khi bạn muốn thoa kem chống nắng vào giữa ngày khi trên mặt có lớp trang điểm.
- Có lớp tone màu tự nhiên nên có thể dùng làm lớp phấn phủ trang điểm.
- Kem có bao bì nhỏ gọn, thuận tiện mang trong túi xách di chuyển khắp nơi.
Nhược điểm:
- Khó xác định lượng dùng sao cho đủ để chống nắng nên thường được dùng để thoa lại trong ngày.
- Đầu cọ nếu không vệ sinh sẽ dễ kích ứng cho da. Kem thuộc dạng phấn nên không bám lâu trên da.

Kem chống nắng dạng sáp
Kem chống nắng dạng sáp đảm bảo vệ sinh cho người sử dụng, không cần phải dùng tay bôi lên da. Nhưng loại kem này lại không thể phân bố đều trên da mặt tốt.
Ưu điểm:
- Kem không dùng tay thoa nên rất vệ sinh, không lo vi khuẩn từ tay truyền vào da, có thể sử dụng mọi nơi.
- Kết cấu kem dạng sáp nên không nâng tone mặt. Bao bì có thiết kế nhỏ gọn phù hợp mang đi mọi nơi.
Nhược điểm:
- Kem thuộc dạng sáp nên khó trải đều trên da.
- Không xác định được lượng kem sử dụng phù hợp nên thường dùng để thoa lại trong ngày.

Phân loại các dạng kem chống nắng theo công dụng
Kem chống nắng chống nước
Loại kem này rất thích hợp cho những bạn đi bơi, đi biển hay thường xuyên đổ mồ hôi. Khi bơi lội trong nước, kem vẫn sẽ giảm đi một lượng SPF nhỏ nhưng vẫn đủ để bạn có thể chống nắng tốt.

Kem chống nắng dưỡng ẩm
Loại kem này rất phù hợp với loại da khô. Trong kem thường cho một ít tinh chất dưỡng ẩm sẽ giúp làn da của bạn được điều hòa độ ẩm tốt sau khi sử dụng.

Kem chống nắng nâng tông
Kem chống nắng này thường sử dụng khi bạn không trang điểm, giúp da đều màu, che khuyết điểm cho khuôn mặt. Lớp kem sẽ góp phần giúp mặt bạn trông trắng và sáng hơn một ít tùy vào loại kem đang sử dụng.

Phân loại kem chống nắng theo chỉ số SPF
Bạn có thể chọn loại kem chống nắng có chỉ số SPF cao hay thấp để phù hợp với làn da của mình. Định mức quốc tế ghi nhận, cứ 1 SPF thì giúp bạn chống nắng trong 10 -15 phút. Kem chống nắng có chỉ số SPF càng cao thì kéo dài thời gian chống nắng càng lâu.
Nhưng nếu kém kéo dài trên da quá lâu sẽ làm bí tắc lỗ chân lông, dễ gây lão hóa và tổn thương da. Nên bạn hãy cân nhắc lựa chọn chỉ số SPF thích hợp.

XEM THÊM:
- Cách trang trí phòng có diện tích nhỏ hẹp
- 10 điều nghịch lí ở những người sáng tạo
- Đeo khẩu trang nhiều có bị mụn không? Cách khắc phục như thế nào?
Bài viết trên đã thông tin chi tiết đến bạn cách phân loại kem chống nắng. Hy vọng những kiến thức trên sẽ giúp bạn tìm được loại kem chống nắng phù hợp với mình. Nếu thấy bài viết hay, hãy chia sẻ ngay để mọi người cùng biết nhé!