Cách lấy ráy tai cho bé an toàn và một số lưu ý mà bố mẹ cần biết

Vệ sinh tai cho bé là một vấn đề mà nhiều ông bố, bà mẹ vẫn chưa thực sự hiểu rõ. Nếu lấy ráy tai không đúng cách có thể làm bé đau, thậm chí gây viêm tai. Đừng quá lo lắng, vanhoadoisong sẽ mách bạn cách lấy ráy tai cho bé an toàn qua bài viết ngay sau đây!

Có nên lấy ráy tai cho bé thường xuyên hay không?

Ráy tai là một loại chất nhầy trong ống tai, được sản sinh dựa trên cơ chế tự làm sạch của tai. Nhiều người lầm tưởng rằng ráy tai là một loại chất bẩn và không tốt cho tai. Tuy nhiên, ráy tai có tác dụng bảo vệ tai khỏi các tác nhân gây hại:

  • Ráy tai có chức năng làm ấm, chống nhiễm trùng. Chất nhờn tiết ra giúp hạn chế bụi bặm, côn trùng, vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào bên trong ống tai.
  • Việc thực hiện động tác nhai trong lúc ăn sẽ làm lông mao trong ống tai chuyển động theo chiều từ trong ra ngoài, đẩy khối ráy tai ra khỏi lỗ. Một thời gian sau, dưới tác động của không khí, khối ráy tai sẽ khô và tự rơi ra bên ngoài.
  • Ngoáy tai có thể làm ráy tai đi sâu vào trong hơn. Nếu không cẩn thận có thể gây tổn thương cho tai, hay thậm chí bị điếc tạm thời.

Do đó, bố mẹ không nhất thiết phải lấy ráy tai cho bé quá thường xuyên. Việc ngoáy tai với tần suất quá nhiều sẽ làm mất khả năng tự bảo vệ của tai.

Không nên lấy ráy tai cho bé quá thường xuyên
Không nên lấy ráy tai cho bé quá thường xuyên

Khi nào thì bé cần được lấy ráy tai?

Ráy tai cần được loại bỏ trong hai trường hợp sau:

  • Ráy tai tích tụ quá nhiều. Khi khám bệnh, bác sĩ khó quan sát được màng nhĩ.
  • Ráy tai làm tắc nghẽn ống tai, gây ảnh hưởng đến thính lực.
Nên lấy ráy tai khi tích tụ quá nhiều hoặc làm tắc nghẽn ống tai
Nên lấy ráy tai khi tích tụ quá nhiều hoặc làm tắc nghẽn ống tai

Cách lấy ráy tai cho bé an toàn mà bố mẹ nên biết

Bố mẹ có thể tham khảo những cách sau để lấy ráy tai cho con một cách an toàn:

Dùng khăn bông mềm

Lấy một cái khăn bông mềm, mỏng thấm nhẹ xung quanh vành tai. Xoắn một góc nhỏ ở khăn rồi đưa vào bên trong tai. Ráy tai sẽ theo đường xoắn di chuyển ra ngoài. Khăn bông không những giúp làm sạch ráy tai, mà còn mềm mại để bé không bị đau.

Dùng khăn bông mềm để lấy ráy tai cho bé
Dùng khăn bông mềm để lấy ráy tai cho bé

Trường hợp tai bé bị trầy xước hoặc viêm tai giữa

Đối với những trẻ đang bị trầy xước tai hoặc viêm tai giữa thì không nên dùng dụng cụ ráy tai hoặc bông ráy tai. Những vật dụng này có thể làm bé đau đớn và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Trường hợp tai bé bị trầy xước hoặc viêm tai giữa
Trường hợp tai bé bị trầy xước hoặc viêm tai giữa

Trường hợp ráy tai của bé nhiều và khô

Nếu ráy tai của bé tích tụ quá nhiều và khô, khó lấy, bố mẹ hãy áp dụng cách vệ sinh tai bằng oxy già như sau:

  • Bước 1: Đặt bé nằm nghiêng sao cho phần tai cần vệ sinh nằm bên trên. Trong lúc lấy ráy tai có thể cho bé xem ti vi hoặc nghe kể chuyện.
  • Bước 2: Dùng ống tiêm không kim để đựng oxy già.
  • Bước 3: Nhỏ 5 – 10 giọt để làm mềm ráy tai. Nên nhỏ từ từ để hỗn hợp không đi quá sâu vào trong. Để trẻ nằm yên khoảng 5 phút.
  • Bước 4: Nghiêng đầu trẻ theo hướng ngược lại để hỗn hợp chảy ra ngoài.

Lặp lại những bước trên mỗi ngày một lần, duy trì trong 3 – 5 ngày, đến ngày cuối cùng hãy tiến hành rửa tai. Đặt bé ngồi thẳng, nghiêng đầu vào chậu nước. Sau đó dùng bơm tiêm không kim nhỏ nước ấm vào tai. Lúc này, những mẩu ráy tai sẽ tự trôi ra ngoài.

Trường hợp ráy tai của bé nhiều và khô
Trường hợp ráy tai của bé nhiều và khô

Lấy ráy tai không đúng cách có thể làm cho bé bị viêm tai

Tai của trẻ nhỏ vẫn còn rất mỏng manh và dễ bị tổn thương. Việc lấy ráy tai không đúng cách làm tai bé trầy xước, hoặc nặng hơn có thể dẫn đến viêm tai, nhiễm trùng.

Ngoài ra, phần ráy tai bên trong rất khó nhìn rõ khiến bố mẹ vô tình đẩy ráy tai vào sâu bên trong hơn. Từ đó, gây nên tình trạng bít tắc, suy giảm thính lực, tổn thương màng nhĩtai giữa.

Lấy ráy tai không đúng cách có thể làm bé bị viêm tai
Lấy ráy tai không đúng cách có thể làm bé bị viêm tai

Xem thêm:

Tóm lại, không cần thiết phải lấy ráy tai cho bé quá thường xuyên. Bên cạnh đó, nếu tai bé xuất hiện những dấu hiệu bất thường thì hãy đưa con đến bác sĩ kịp thời chữa trị. Hy vọng bài viết đã giúp bố mẹ hiểu rõ hơn về cách lấy ráy tai cho bé.

0/5(0 Reviews)

Bài viết liên quan

Bình luận

Để lại bình luân

Nhập bình luận tại đây
Để lại tên bạn ở đây

Bài viết xem nhiều