Hầu hết các bé dưới 12 tháng tuổi thường gặp nhiều vấn đề về đường tiêu hóa như chướng bụng, đầy hơi. Sau đây là những cách chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh. Cùng Văn Hoá Đời Sống và chuyên mục Cẩm Nang Mẹ Và Bé tìm hiểu nhé!
Dấu hiệu trẻ bị đầy hơi, chướng bụng
Các dấu hiệu khi trẻ bị đầy hơi, chướng bụng:
- Sau khi ăn từ 1 – 2 giờ, bụng bé vẫn trướng hơi, căng tròn thì mẹ dùng bàn tay vỗ nhẹ vào bụng thì thấy phát ra âm thanh như tiếng trống.
- Bé bỗng nhiên quấy khóc, bứt rứt, khó chịu, bỏ ăn hoặc ăn ít hơn bình thường, có biểu hiện nôn mửa.
- Xì hơi nhiều lần, đi tiêu phân lỏng hoặc sền sệt, có trường hợp táo bón mấy ngày,…
- Bé thường khó ngủ vào ban đêm, mất ngủ do đau bụng, khó chịu trong bụng, ấm ách.

Các nguyên nhân làm trẻ bị đầy hơi
Những nguyên nhân gây ra tình trạng bé bị đầy hơi, chướng bụng:
- Chế độ ăn uống của mẹ: Nguồn dinh dưỡng của trẻ sơ sinh là sữa, đặc biệt là sữa mẹ. Vì vậy, nếu bé bú sữa mẹ có dấu hiệu chướng bụng, khó tiêu thì mẹ nên chú ý đến chế độ ăn uống.
- Có thể mẹ ăn thực phẩm chưa chín, có tính hàn cao, nguội lạnh, đồ ăn không đảm bảo an toàn vệ sinh,…
- Do thay đổi chế độ ăn đột ngột: Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh khá nhạy cảm và chưa quen tiêu hóa nhiều loại thức ăn khác nhau nên việc mẹ thay đổi chế độ ăn đột ngột làm cơ thể bé không thể thích nghi kịp.

- Không dung nạp đường lactose: Khi đường lactose không được chuyển hóa, thì đường lactose sẽ bị vi khuẩn lên men tạo ra khí, tích tụ ở ruột và gây nên hiện tượng trẻ đầy bụng biếng ăn.
- Dị ứng với protein trong sữa: Nhiều trường hợp trẻ bị dị ứng với một hoặc một số loại protein có trong sữa. Việc này có thể khiến bé đầy bụng, khó tiêu ngoài ra trẻ có thể bị nôn trớ, tiêu chảy, khó thở,…
- Do trẻ dùng kháng sinh hoặc thuốc khác: Các loại thuốc kháng sinh sẽ tiêu diệt cả vi khuẩn có hại và lợi khuẩn có trong đường ruột, dẫn đến rối loạn hệ vi sinh đường ruột. Vì vậy trẻ dễ bị tiêu chảy, khó tiêu, đầy bụng,…
- Do trào ngược dạ dày, tiêu chảy hoặc táo bón: Khi bé bị trào ngược dạ dày, hơi bị đẩy theo chiều ngược so với bình thường. Vì thế bé hay bị ợ hơi, trướng bụng, dễ nôn ói.
Cách chữa đầy hơi ở trẻ sơ sinh
Cho bé bú đúng tư thế
Để hạn chế việc trẻ nuốt nhiều hơi khi bú thì nên cho bé bú đúng tư thế, đồng nghĩa với việc sẽ giảm cảm giác đầy hơi, chướng bụng ở trẻ nhũ nhi.
Khi các mẹ cho trẻ bú luôn chú ý giữ đầu bé cao hơn dạ dày để sữa chảy xuống đáy dạ dày còn hơi sẽ ở bên trên giúp ợ hơi loại bỏ khí dư dễ dàng hơn. Nếu bé bú bình, cần nghiêng bình để sữa ngập núm vú để trẻ không nuốt nhiều khí trong khi bú.

Massage bụng khi trẻ bị đầy hơi, chướng bụng
Massage là cách giảm đầy hơi, chướng bụng ở trẻ nhũ nhi hiệu quả. Điều đầu tiên là mẹ cần làm giảm lượng hơi trong dạ dày trẻ, giúp trẻ cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn.
Mẹ cần massage bụng thường xuyên cho trẻ để giúp trẻ dễ chịu hơn, không những trẻ cảm thấy thoải mái mà còn giảm lượng hơi trong dạ dày hiệu quả. Mẹ nhẹ nhàng dùng các ngón tay xoay tròn theo chiều kim đồng hồ từ rốn ra ngoài bụng của bé.
Để tay mẹ không bị rít khi chạm vào da con thì có thể dùng dầu massage. Lưu ý, không nên massage ngay sau khi bé vừa ăn xong.

Chườm nóng vùng bụng
Nên dùng gói chườm nóng để chườm vùng bụng ở trẻ nhũ nhi giúp giảm cảm giác đầy hơi chướng bụng. Lợi dụng hơi nóng và sức nặng của gói chườm sẽ giảm được chứng đầy hơi chướng bụng ở trẻ nhũ nhi.
Lấy 2 chiếc khăn tay và làm ấm chúng, không nên quá nóng, có thể nhúng nước nóng và vắt khô. Kiểm tra độ nóng bằng cách chườm lên tay bạn. Gấp 1 chiếc khăn lại thành gói và đặt lên bụng của bé.
Cuối cùng, lấy chiếc khăn thứ 2 và quấn xung quanh bụng bé để chiếc khăn thứ 1 cố định.
Lưu ý: Không quá nóng, không được quấn quá chặt.

Giúp bé ợ hơi
Ợ hơi là phương phương hoàn hảo giúp bú giảm tình trạng đầy hơi chướng bụng ở trẻ nhũ nhi. Bé bú xong, mẹ không nên đặt bé nằm ngay mà nên bế vác bé lên vai, ngồi với tay đỡ sau lưng và đầu bé và vỗ ợ hơi hoặc cho bé nằm sấp lên đùi.
Có nhiều tư thế và phương pháp giúp bé ợ hơi thuận lợi sau mỗi lần bú cụ thể như sau:
- Ẵm bé tựa đầu vào vai bạn và vỗ nhẹ lên lưng hoặc xoa lưng bé theo những chuyển động tròn dọc theo xương sống từ dưới lên tới cổ, động tác này giúp đưa không khí từ trong bụng lên trên và đẩy ra ngoài.
- Để bé nằm sấp trên đùi bạn, vỗ hoặc xoa lưng cho bé.
- Đặt bé ngồi trên đùi, một tay giữ nhẹ cằm bé còn tay kia xoa hoặc vỗ lưng cho bé.

Thay đổi cách cho con ăn
Nếu bạn đang cho con bú nên chú ý con có đang ngậm núm vú đúng cách, tránh hút phải khí thừa. Đối với những bình sữa, bạn nên chọn dạng bình có núm vú chảy chậm để con không bị nghẹn.
Đảm bảo bé luôn nằm ở tư thế nghiêng nhằm hỗ trợ tốt hơn cho việc tiêu hóa của bé. Khi trẻ bú, không nên để khí lọt vào tránh trẻ hít phải hơi khí.

Cho bé uống nước
Với các bé trên 6 tháng tuổi, bạn nên thử kiểm tra lại lượng nước mà mỗi ngày con uống. Uống không đủ nước cũng có thể là nguyên nhân làm trẻ sơ sinh bị đầy hơi. Vì vậy, bạn cần bổ sung đầy đủ lượng nước cần thiết cho bé.

Xem thêm:
- Bỏ túi cách sử dụng bình ủ sữa cho bé để giữ nhiệt tốt
- Cách sử dụng cháo tươi cho bé ngon miệng
- Cách sử dụng dầu oliu cho bé ăn dặm nhiều dưỡng chất nhất
Nuôi và chăm sóc trẻ là điều không dễ dàng, nhất là các mẹ bỉm trẻ chưa có kinh nghiệm. Văn Hoá Đời Sống hy vọng những cách chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh sẽ giúp được phần nào trong nỗi lo lắng của các mẹ bỉm.