Khi bước vào thời kỳ ăn dặm, thì các bà mẹ đều phân vân không biết nên chọn phương pháp nào để cho bé có thể phát triển toàn diện nhất. Văn Hoá Đời Sống và chuyên mục Cẩm Nang Mẹ Và Bé sẽ gợi ý các phương pháp ăn dặm cho bé, các bà mẹ có thể tham khảo nhé!
Cách cho trẻ ăn dặm hợp lý
Khi bé được 6 tháng tuổi, ngoài nguồn cung cấp dinh dưỡng chính là sữa mẹ thì trẻ cần được bổ sung thực phẩm khác, giai đoạn này được gọi là giai đoạn ăn dặm.
Khi mới tập ăn dặm nên cho bé ăn từ lỏng đến đặc, từ ít đến nhiều. Khi chế biến thức ăn cho bé cần đảm bảo thức ăn dễ nhai, mềm và dễ nuốt, đặc biệt đảm bảo vệ sinh từ khâu chuẩn bị đến khâu chế biến.
Lưu ý: Không nên cho trẻ ăn bột ngọt vì nó không có chất dinh dưỡng và không có lợi cho sức khỏe của trẻ.

Thức ăn dặm cần đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng:
- Nhóm cung cấp chất đạm: tôm, trứng gà, thịt, đậu đỗ, vừng,…
- Nhóm tinh bột: mì, khoai, gạo, ngô,…
- Nhóm chất béo: mỡ, vừng, dầu, lạc,…
- Nhóm giàu vitamin và khoáng chất: rau, quả, các loại rau màu xanh thẫm và các loại quả có màu đỏ hoặc vàng.
Các phương pháp ăn dặm tốt nhất cho bé
Phương pháp ăn dặm truyền thống
Phương pháp ăn dặm truyền thống rất phổ biến với các mẹ Việt Nam. Khi bắt đầu ăn dặm, bé sẽ ăn bột xay chung với các loại thực phẩm khác. Lúc mọc răng, bé sẽ đổi sang ăn cháo kết hợp với thức ăn xay nhuyễn.

Ưu điểm:
- Giúp bé dễ tiêu hóa
- Không mất nhiều thời gian chế biến, công thức đơn giản
- Có thể cho bé ăn với khẩu phần nhiều ngay từ lúc mới tập ăn
- Đảm bảo dinh dưỡng của 4 nhóm thực vật chính: chất đường bột, chất tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất
Nhược điểm:
- Không cảm nhận được mùi vị
- Mẹ khó phát hiện bé dị ứng với loại thức ăn nào
- Có thể ảnh hưởng đến ăn thức ăn thô của bé
- Không tập được phản xạ nhai

Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật
Phương pháp này sẽ chế biến và để riêng từng loại thức ăn khác nhau, sẽ được xếp vào bát hoặc khay. Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật chú trọng vào việc ăn thô sớm, cho nên các bé 1 tuổi đã có thể ăn cơm.

Ưu điểm:
- Bé có khả năng ăn thô sớm và luyện tập kỹ năng nhai – nuốt tốt hơn.
- Tạo cho bé một tâm lý thoải mái khi ăn để bé có thể cảm nhận được mùi vị riêng của từng loại thức ăn khác nhau.
- Tạo thói quen ngồi ăn giúp bé ăn được nhiều hơn và tập trung hơn, hạn chế tình trạng ăn rong, ăn nghịch đồ chơi. Bên cạnh đó, còn nâng cao kỹ năng tự lập cho bé.
Nhược điểm:
- Tốn nhiều thời gian của mẹ vì phải chế biến từng món ăn riêng biệt
- Mất nhiều thời gian và công sức để dạy bé ngồi và cầm thìa

Phương pháp ăn dặm tự bé chỉ huy
Đặc trưng của phương pháp ăn dặm tự bé chỉ huy là ngay từ đầu tập ăn bé đã ăn thô như người lớn. Bé sẽ tự ăn và được tự chọn những gì bé thích bằng cách bốc và cầm bằng tay miếng thức ăn đã được hầm mềm.

Ưu điểm:
- Bé sẽ làm quen với từng loại thực phẩm nhanh hơn và được trải nghiệm chế độ ăn và hương vị phong phú
- Giúp bé ăn một cách tự nhiên, kiểm soát được thức ăn, nâng cao kỹ năng nhai cho bé
- Phát triển và định hình thói quen ăn uống độc lập từ sớm
- Giúp bé khéo léo, học được cách kết hợp sử dụng tay và mắt qua việc đưa thức ăn vào miệng
Nhược điểm:
- Không kiểm soát được lượng thức ăn và chất dinh dưỡng đưa vào cơ thể bé
- Dễ bị hóc đồ ăn

Phương pháp ăn dặm 3 trong 1
Phương pháp ăn dặm 3 trong 1, bố mẹ có thể tự do kết hợp nhiều phương pháp lại với nhau để bé có thể học và rèn được những kỹ năng tốt. Đặc biệt, trong quá trình ăn dặm bé phải luôn trong tư thế thoải mái, vui vẻ.

Ưu điểm:
- Thay đổi linh hoạt tùy vào khả năng ăn của bé
- Các kỹ năng ăn uống được phát triển
- Giảm áp lực đối với ông bà
- Tiết kiệm thời gian chế biến món ăn cho trẻ
- Tôn trọng con

Xem thêm:
- Bỏ túi cách sử dụng bình ủ sữa cho bé để giữ nhiệt tốt
- Cách sử dụng cháo tươi cho bé ngon miệng
- Cách sử dụng dầu oliu cho bé ăn dặm nhiều dưỡng chất nhất
Mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng. Văn Hoá Đời Sống mong rằng sẽ giúp được nhiều bà mẹ bỉm sữa hiểu rõ hơn về các phương pháp ăn dặm cho bé. Hy vọng, họ có thể tìm được phương pháp tối ưu, phù hợp với bé nhà mình nhất.