Bé không chịu uống sữa là vấn đề nan giải mà nhiều bà mẹ bỉm sữa gặp phải. Vậy phải làm sao để giải quyết vấn đề này? Mời mẹ cùng VHDS tham khảo những kinh nghiệm hữu ích dưới đây.
Nguyên nhân bé không chịu uống sữa
Sữa có vị lạ, không phù hợp với vị giác bé
Bé đã quen với sữa mẹ và chưa tiếp xúc với bất cứ loại sữa nào khác. Nên khi bé lần đầu tiếp xúc với sữa công thức có thể khiến bé cảm thấy có vị lạ hoặc loại sữa đó không phù hợp với vị giác của bé.

Với những bé đang uống sữa công thức, có khả năng bé không còn thích hương vị đó hoặc cũng có thể mẹ pha sữa không đúng tỉ lệ, làm giảm hương vị, hàm lượng dinh dưỡng, …khiến trẻ không còn hứng thú với sữa.
Hoặc còn nguyên nhân khá quan trọng đó là do cách pha chế sữa của mẹ khiến cho sữa quá lạnh hoặc quá nóng, nên bé chưa quen với nhiệt độ đó.
Bé không thích dùng bình bú và ti giả
Khi mới chào đời, bé đã quen với việc bú ti mẹ. Nên khi chuyển sang uống sữa bột, bé phải dùng bình sữa và núm ti làm bé chưa quen, khó bú sữa, không thỏa mái so với ti mẹ. Vì thế, khiến cho bé không chịu uống sữa, chán ăn.

Một số loại núm ty bình phổ thông được làm từ chất liệu khá cứng so với việc ti sữa mẹ trước đó khiến cho trẻ cảm thấy khó mút sữa hơn và không hợp tác.
Sữa làm bụng của bé khó chịu
Bụng bé sẽ có những dấu hiệu khó chịu, đầy hơi và đây là trường hợp thường gặp ở trẻ mới bắt đầu tập uống sữa ngoài. Do thay đổi chế độ ăn đột ngột, nguyên nhân này xảy ra khi bé đang trong giai đoạn chuyển tiếp chế độ ăn uống.

Nên khi có bất kỳ sự thay đổi nào trong chế độ ăn uống, những bé có hệ tiêu hóa nhạy cảm thường “phản ứng” bằng triệu chứng đầy bụng. Bởi trong giai đoạn này hệ tiêu hóa bé đang trong quá trình phát triển và làm quen với mọi thứ được nạp vào cơ thể nên dễ dẫn đến tình trạng trẻ không chịu uống sữa.
Do tạo áp lực cho bé khi uống sữa
Nói về vấn đề trẻ bỗng dưng không thích sữa, trên một số diễn đàn lớn có không ít bậc cha mẹ thú nhận rằng họ đã áp dụng phương pháp la mắng, dọa nạt để ép con uống sữa cho bằng được.

Chính điều này tạo áp lực cho bé mỗi khi uống sữa, làm bé không thích sữa nữa, dẫn đến tình trạng quấy khóc, nôn. Theo chuyên gia dinh dưỡng Đào Thị Yến Thủy “Khi trẻ ăn uống trong trạng thái bị ép buộc có thể tác động xấu đến sự tiêu hóa thức ăn và sự cảm nhận hương vị ở trẻ”.
Liên quan đến răng, miệng
Trường hợp khi bé mọc răng, tưa miệng hoặc mụn rộp, bé sẽ có cảm giác ngứa muốn cắn những gì đưa vào miệng. Nếu mẹ cho bé uống bằng bình sữa bé sẽ cắn núm ti, làm ảnh hưởng đến răng miệng của bé. Vì vậy, mỗi khi uống sữa, bé sẽ rất khó chịu do đau miệng dẫn đến tình trạng chán uống sữa.

Mẹo giúp bé thích uống sữa hơn
- Bình tĩnh cho trẻ uống sữa. Không ép hoặc năn nỉ con bạn uống sữa.
- Thử cho trẻ uống sữa đựng trong một chiếc cốc đầy màu sắc hoặc có hình trẻ yêu thích.
- Thêm các phần sữa nhỏ (120mL) vào hầu hết các bữa ăn chính và bữa ăn nhẹ.
- Làm gương cho trẻ bằng cách các thành viên khác trong gia đình cũng có thói quen uống sữa.
- Thêm sô cô la hoặc dâu tây để tạo thêm mùi vị cho sữa.
- Cho trẻ uống sữa ở nhiệt độ mà trẻ thích (ướp lạnh). Bạn có thể thử thêm đá viên để làm cho sữa thực sự lạnh hoặc thử dùng sữa ấm.
- Để trẻ tự đổ sữa ra cốc, pha sữa với sự giúp đỡ của người lớn hoặc từ sữa trong một bình nhỏ.
Thêm vào khẩu phần ăn của bé, bằng những loại thức được làm từ sữa hoặc sử dụng sữa để chế biến thức ăn thay vì dùng nước.
- Ngũ cốc ăn sáng.
- Cháo bột yến mạch nấu trong sữa thay vì nước.
- Sinh tố (làm từ sữa, sữa chua và trái cây).
- Mẹo nhỏ cho bạn là khi chế biến thức ăn có nước, bạn có thể cân nhắc thay nước bằng sữa.
- Súp kem tự làm hoặc đóng hộp.
- Khoai tây nghiền (kèm sữa, bơ…).
- Bánh ngọt.
- Kết hợp phô mai với trái cây.
Bắt đầu với việc ăn các sản phẩm từ sữa sẽ giúp bé làm quen với những hương vị này để không còn sợ uống sữa và yêu thích các sản phẩm từ sữa hơn. Sữa cũng có thể được ngụy trang trong thức ăn yêu thích của con.
Những thực phẩm có thể thay thế sữa khi bé không uống sữa
Các bố mẹ nên chọn đồ uống cung cấp đạm, canxi và vitamin D và không thêm đường cho trẻ. Và phụ huynh nên chú ý rằng không phải tất cả các nhãn hàng thay thế sữa đều được tạo ra như nhau.

Ngoại trừ sữa đậu nành không đường, sữa làm từ thực vật không được khuyến khích thay thế cho khẩu phần sữa tươi. Sữa đậu nành chủ yếu cung cấp chất đạm, có thể giúp tăng cường canxi và vitamin D.
Tuy nhiên, nếu bé dị ứng với nhiều loại thực phẩm có thể khiến việc lựa chọn một loại sữa thay thế khó khăn. Cha mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa dị ứng để chọn lựa loại sữa thay thế tốt nhất dựa trên nhu cầu của con mình.
Xem thêm:
- Bỏ túi cách sử dụng bình ủ sữa cho bé để giữ nhiệt tốt
- Cách sử dụng cháo tươi cho bé ngon miệng
- Cách sử dụng dầu oliu cho bé ăn dặm nhiều dưỡng chất nhất
Sau khi biết được những giải pháp cho vấn đề bé không chịu uống sữa hoặc không thể uống sữa, hi vọng sẽ có cái nhìn tích cực hơn về tình huống này. Qua bài viết trên, hi vọng các mẹ đã nắm được vấn đề bé nhà mình mắc phải để tìm hướng giải pháp thích hợp