Nên hay không nên cho bé ăn dặm sớm?

Các mẹ thường sẽ cho bé ăn dặm sớm vì sợ các bé bị thiếu dinh dưỡng nhưng đó không phải là cách hiệu quả, đôi khi còn ảnh hưởng sức khỏe bé. Vậy để hiểu rõ hơn về thời gian và cách cho bé ăn dặm tốt hãy cùng xem bài viết dưới đây nhé!

Cho bé ăn dặm sớm có tốt không?

Nhiều cha mẹ rất sợ việc nếu bé chỉ uống sữa mẹ sẽ không đảm bảo đủ cho trẻ phát triển một cách toàn diện, nên thường cho trẻ ăn dặm từ sớm. Nhưng theo nhiều nghiên cứu độ tuổi tốt nhất trên cho trẻ tập ăn dặm là sau 6 tháng tuổi.

Cha mẹ có thể hoàn toàn an tâm, chắc chắn rằng những tháng đầu đời của trẻ thì chỉ cần sữa mẹ cũng đủ đảm bảo cho trẻ phát triển khỏe mạnh. Thời điểm cho bé ăn dặm cũng cần được chú ý kỹ không sớm không muộn, tránh quá trễ bé sẽ kén ăn, do quen sữa mẹ.

Cho bé ăn dặm sớm có tốt không?
Cho bé ăn dặm sớm có tốt không?

Ăn dặm sớm có ảnh hưởng gì đến bé?

Suy dinh dưỡng

Khi bắt đầu cho trẻ ăn, các mẹ sẽ thấy trẻ rất hứng thú và cho trẻ ăn nhiều hơn. Điều đó vô tình khiến trẻ bị cai sữa sớm nhưng điều đó ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và sức khỏe của bé.

Các loại bột cho bé chứa nhiều tinh bột, sẽ không đủ chất cung cấp dinh dưỡng cho trẻ. Thời gian sau bé ngán bột, không thèm ăn dẫn đến nguy cơ bé bị còi xương. Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ vì vậy nếu muốn cai sữa và tập bé ăn nên có sự tham khảo từ các chuyên gia.

Suy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡng

Dễ chán sữa mẹ

Việc bé được tập ăn bột quá sớm khiến bé không còn hứng thú với sữa mẹ. Sau những bữa bột bé sẽ no khá lâu khiến bé không thể bú sữa mẹ dần dần việc bú sẽ nhàm chán dần dần dẫn đến việc bé chán sữa mẹ.

Dễ chán sữa mẹ
Dễ chán sữa mẹ

Rối loạn tiêu hoá

Giai đoạn dưới 6 tháng tuổi là lúc mà hệ tiêu hóa bé chưa thực sự hoàn thiện, vì vậy việc cho bé ăn dặm từ sớm có thể dẫn đến bé bị tiêu chảy hay táo bón. Sau 6 tháng tuổi các mẹ mới nên cho bé ăn dặm, đây là thời điểm tốt là lúc mà cơ thể bé đã dần ổn định.

Rối loạn tiêu hoá
Rối loạn tiêu hoá

Hại thận

Hệ tiêu hóa của trẻ dưới 4 tháng tuổi vẫn chưa đủ sức phân cắt hết protein tuyến nước bọt không tiết đủ enzym để tiêu hóa thức ăn. Do vậy, ăn dặm quá sớm sẽ gây hại cho thận vì phải làm việc quá sức.

Hại thận
Hại thận

Nguy cơ béo phì

Các bé ở độ tuổi dưới 4 tháng tuổi chưa biết từ chối thức ăn nên khi bắt đầu thích nghi với ăn thì tẩm bổ cho quá nhiều. Điều này vô tình khiến cho bé dễ bị tăng cân quá mức và mắc bệnh béo phì.

Nguy cơ béo phì
Nguy cơ béo phì

Nguy cơ nghẹt thở cao

Ở độ tuổi chưa thực sự sẵn sàng với ăn dặm, các cơ quan trong cơ thể còn yếu, phản xạ nuốt cũng chưa được điều hoà. Do đó, trẻ dễ bị sặc khi uống nước, hay nghẹn khi ăn thực phẩm, gây tắc nghẽn rất nguy hiểm.

Nguy cơ nghẹt thở cao
Nguy cơ nghẹt thở cao

Ngủ không ngon giấc

Khi dạ dày bé còn quá nhỏ đã phải lấp đầy một lượng lớn đồ ăn dặm, đều này sẽ khiến bé gặp vấn đề đường tiêu hoá làm đầy bụng dẫn đến ảnh hưởng giấc ngủ, không được yên giấc.

Ngủ không ngon giấc
Ngủ không ngon giấc

Dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng ăn dặm

Mỗi trẻ sẽ có những đặc điểm và độ phát triển khác nhau, thông thường từ 6 tháng tuổi trẻ sẽ bắt đầu ăn dặm nếu nguồn sữa mẹ không đủ đáp ứng nhu cầu cho trẻ. Có thể cho bé ăn dặm khi bé có một số dấu hiệu dưới đây:

  • Bé có vẻ đói nhanh hơn sau khi vừa đã bú xong, quấy khóc và đòi bú thêm khi đã đủ cữ mỗi ngày. 
  • Cân nặng tăng gấp đôi so với khi sinh dấu hiệu cho thấy bé cần ăn thêm thức ăn mới ngoài sữa mẹ để đảm bảo lượng dinh dưỡng cần thiết.
  • Biết giữ cho đầu và lưng thẳng và có thể tự ngồi.
  • Khi cho trẻ ăn thấy trẻ rất hào hứng và muốn đưa tay với lấy thức ăn để cầm rồi tự đưa vào miệng.

Bé biết cách lấy thức ăn đưa vào miệng

  • Bé biết phản xạ môi dưới về phía trước để nhận thức ăn từ thìa.
  • Khi có món bé không thích sẽ lắc đầu đi nơi khác từ chối.
  • Khi người lớn đưa đồ ăn hoặc muỗng tới gần, bé có phản xạ há miệng và không có hiện tượng đẩy ra xa hay quay đi chỗ khác như lúc nhỏ.
  • Luôn vui vẻ háo hức với các món ăn người lớn đưa cho và tự biết đòi ăn
Thích thú, hào hứng khi người lớn đưa thức ăn
Thích thú, hào hứng khi người lớn đưa thức ăn

Lưu ý khi cho bé ăn dặm lần đầu

Ở giai đoạn đầu khi cho trẻ ăn dặm sẽ gặp nhiều khó khăn. Nhưng khi đã quyết định cho bé tập làm quen thì cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề:

  • Sữa mẹ đóng vai trò quan trọng trong 2 năm đầu đời của trẻ và cũng chiếm tỉ lệ dinh dưỡng tương đối cao nên không để ăn dặm thay thế sữa mẹ hoàn toàn mà phải cân bằng.
  • Đối với những trẻ mới bước vào giai đoạn ăn dặm, mẹ nên lựa chọn những thực phẩm dạng loãng, mềm nên thử ngũ cốc trong lần đầu đặc biệt là gạo để giảm nguy cơ dị ứng.
  • Trong những buổi ăn đầu tiên chỉ nên cho bé thử một hai muỗng. Và để bé có thời gian trải nghiệm và làm quen với ăn dặm. Khi đã quen bé sẽ thích thú và tăng lượng ăn lên.
  • Bột ăn dặm là một trong những lựa chọn khi bé bắt đầu tập ăn. Các mẹ nên tập cho ăn bột ngọt trước để thích nghi đường tiêu hoá sau đó hẳn chuyển sang bột mặn.
  • Khi mới bắt đầu ăn có lẽ bé chưa quen sẽ dễ biếng ăn nhè thức ăn ra hay ngậm miệng thậm chí ngoải đầu chỗ khác khóc ré lên thì hãy dừng lại đừng ép ăn mà hãy chờ khi bé đói trẻ quay lại với bữa ăn. Các mẹ hãy kiên nhẫn.
  • Trong lần đầu ăn dặm, trẻ có thể chỉ ăn thức ăn lỏng với số bữa là 1 lần/ngày. Sau khi thấy bé thích nghi và tiêu hoá tốt, lúc này có thể tăng dần bữa ăn lên.
Lưu ý khi cho bé ăn dặm lần đầu
Lưu ý khi cho bé ăn dặm lần đầu

Xem thêm:

Trên đây là những thông tin khi cho bé ăn dặm sớmVANHOADOISONG muốn gửi đến bạn mong rằng nó sẽ giúp bạn chăm sóc bé tốt hơn. Nếu thấy hay hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé, xin cảm ơn!

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan

Bình luận

Để lại bình luân

Nhập bình luận tại đây
Để lại tên bạn ở đây

Xem nhiều