Cách trích dẫn tài liệu tham khảo đúng chuẩn trong luận văn tốt nghiệp

Luận văn tốt nghiệp là một phần cực kỳ quan trọng đánh giá quá trình học tập của bạn ở đại học. Bạn đang băn khoăn vì chưa biết cách trích dẫn tài liệu tham khảo đúng chuẩn trong luận văn tốt nghiệp? Bài viết sau đây của VANHOADOISONG nhất định sẽ giúp ích bạn nhiều đấy!

Trích dẫn tài liệu tham khảo

Trích dẫn tài liệu là gì?

Có thể nói, việc trích dẫn tài liệu tham khảo chiếm vai trò quan trọng trong tổng thể bài luận văn của bạn. Tài liệu tham khảo ở đây có thể là các tài liệu được trích dẫn và đề cập trong luận văn.

Việc trích dẫn chính xác có thể làm tăng giá trị cho bài luận văn vì thể hiện được bạn có đầu tư vào bài luận văn, dày công tìm tòi, nghiên cứu tài liệu.

Ngoài ra, việc trích luận văn còn giúp người làm luận văn nâng cao khả năng tự học, tự tìm kiếm và chọn lọc nguồn thông tin có giá trị.

Trích dẫn tài liệu là gì?
Trích dẫn tài liệu là gì?

 Lợi ích

Một số lợi ích của việc trích tài liệu tham khảo có thể kể đến:

  • Làm tăng giá trị của bài luận văn.
  • Giúp người đọc dễ tìm thấy nguồn tài liệu đã được dùng để tham khảo trong bài.
  • Thể hiện khả năng đọc hiểu, tìm tòi và chọn lọc thông tin của người viết.
  • Càng nhiều nguồn tham khảo thì bài luận văn càng có tính xác thực cao.
Lợi ích của việc trích dẫn tài liệu tham khảo đúng chuẩn
Lợi ích của việc trích dẫn tài liệu tham khảo đúng chuẩn

Nguyên tắc trích dẫn nguồn tham khảo

Các hình thức trích dẫn

Hiện nay, có 3 hình thức trích dẫn thông dụng nhất, bao gồm:

  • Trích dẫn trực tiếp: Đây là hình thức trích dẫn nguyên văn một câu, một phần câu hoặc toàn bộ câu, một sơ đồ, quy trình,… từ tài liệu tham khảo vào bài. Cách trích dẫn này yêu cầu người trích phải đảm bảo chính xác từng chi tiết của câu gốc.
  • Trích dẫn gián tiếp: Khác với cách trích nguyên văn của trích dẫn trực tiếp, cách gián tiếp cho người phép người viết được dựa vào ý của câu gốc và diễn đạt lại theo cách của mình. Một điều lưu ý đối với cách trích dẫn này là phải đảm bảo nghĩa của câu trích đúng với nghĩa ban đầu mà tác giả hướng đến.
  • Trích dẫn thứ cấp: Cách trích dẫn này là hình thức đặc biệt của trích dẫn gián tiếp, tức là mình sẽ trích trích dẫn một thông tin qua trích dẫn trong một tài liệu của tác giả khác. Hay nói cách khác là trích dẫn gián tiếp 2 lần. Đây là loại trích dẫn nên bị hạn chế trong luận văn vì tính rủi ro do sai sót về mặt nghĩa.
Các hình thức trích dẫn tài liệu tham khảo
Các hình thức trích dẫn tài liệu tham khảo

Nguyên tắc về trích dẫn tài liệu

  • Cách ghi trích dẫn phải có sự đồng nhất trong toàn bộ bài viết và phù hợp với cách trình bày trong danh mục tài liệu tham khảo.
  • Tài liệu được trích dẫn trong bài viết phải có trong danh mục tài liệu tham khảo, và ngược lại, tài liệu được liệt kê trong danh mục tham khảo phải được trích dẫn trong bài viết.
  • Tuyệt đối không ghi học hàm, học vị của tác giả vào thông tin trích dẫn.
  • Các trích dẫn phải được sắp xếp đúng theo thứ tự của tài liệu tham khảo ở danh mục Tài liệu tham khảo. Những trích dẫn này được đặt trong ngoặc vuông, khi cần có cả số trang, ví dụ [20, 527-528].
  • Khi sử dụng hoặc trích dẫn kết quả nghiên cứu của người khác, bạn phải dẫn nguồn đầy đủ và rõ ràng.
  • Không trích dẫn nguồn tài liệu quá lạ mà mà người viết có thể chưa đọc. Và ta cũng không nên trích dẫn những chi tiết nhỏ, ý kiến cá nhân, kinh nghiệm chủ quan, những kiến thức trong cuộc sống.
Nguyên tắc trích dẫn nguồn tham khảo
Nguyên tắc trích dẫn nguồn tham khảo

Cách trích dẫn tài liệu đúng chuẩn

Trích dẫn từ sách chuyên ngành

Cách trích dẫn: Họ tên tác giả (Năm xuất bản). Tên sách, Nhà xuất bản, Nơi xuất bản

  • TS. Nguyễn Thị Lệ Thủy(2019). Giáo trình Chính sách công, Nhà Xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
  • Nguyễn Văn An (2005). Giáo trình Quản lý công, Nhà xuất bản ĐHSP HCM, 2005.

Trích dẫn từ bài báo, tập san

Cách trích dẫn: Họ tên tác giả (năm xuất bản). “Tên bài báo”, Tên tạp chí, Số ISSN của tạp chí (hoặc số ISBN của Kỷ yếu hội thảo), số phát hành, khoảng trang chứa nội dung bài báo trên tạp chí, chỉ số doi (nếu có)

Tran Thi Bich Ngoc; Barysheva, Galina A.: and Shpekht, Lyubov S. (2016). “The Care of Elderly People in Vietnam”, European Proceedings of Social and Behavioural Sciences, ISSN: 2357-1330, 7, p.485-501.

Tạ Đình Mai, Báo Nhân dân (2009). “Hiện thực xã hội dưới khủng hoảng kinh tế”, ISSN: 5558-3762, 8, p.657 – 382.

Trích dẫn từ các nguồn khóa luận, bài luận khác

Cách trích dẫn: Tên tác giả, năm xuất bản (đặt trong ngoặc đơn). Tên đề tài luận văn (in nghiêng, có dấu phẩy cuối tên), bậc học, tên cơ sở đào tạo.

Trần Vĩnh Huy, (2019). Thực trạng lười lao động của một bộ phận giới trẻ, Đại học, ĐH Kinh tế TPHCM.

Hoàng Ngọc Hân, (2005). Thói quen mua hàng, Đại học, ĐH Kinh tế – Tài chính.

Trích dẫn từ giáo trình, tài liệu lưu hành nội bộ

Cách trích dẫn: Tên tác giả, năm xuất bản. Tên giáo trình/ bài giảng, nhà xuất bản (nếu có), đơn vị chủ quản.

Tạ Thành Văn (2013). Giáo trình Hóa sinh lâm sàng. Nhà xuất bản Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.

Hội đồng chức danh Nhà nước (2012). Văn bản pháp quy và tài liệu hướng dẫn việc xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2012. Hà Nội, tháng 5 năm 2012.

Trích dẫn từ bài đăng trong kỷ yếu hội nghị

Cách trích dẫn: Tên tác giả (năm). Tên bài báo. Tên kỷ yếu/tên hội nghị/diễn đàn (ghi nghiêng), Địa điểm, thời gian và cơ quan tổ chức, số thứ tự trang của bài báo trong kỷ yếu.

Nguyễn Đức Chính, Phạm Hải Bằng, Phạm Văn Trung và cs (2013). Nhận xét tình hình bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS điều trị tại bệnh viện Việt Đức giai đoạn 2010 – 2012. Hội nghị khoa học quốc gia về phòng chống HIV/AIDS lần thứ V, Trường Đại học Y Hà Nội ngày 2-3/12/2013, Bộ Y tế, 342-346.

Trích dẫn từ nguồn Internet

Cách trích dẫn: Tên tác giả (nếu có), năm (nếu có). Tên tài liệu tham khảo, <đường dẫn để tiếp cận tài liệu đó> (thời gian trích dẫn).

Anglia Ruskin University. Havard system of Referencing Guide. [online] Available at: http://libweb.anglia.ac.uk/referencing/havard.htm [Accessed 12 August 2011]

Nguyễn Trần Bạt (2009). Cải cách giáo dục Việt Nam, [online] Available at: http://www.chungta.com/Desktop.aspx/chungtasuyngam/giaoduc/cai_cach_giao_duc_Viet_Nam/, [ngày 12/3/2009].

Lưu ý khi trích dẫn tài liệu

Không phải phần nào của bài luận án cũng được trích dẫn tài liệu. Tài liệu tham khảo chỉ được trích dẫn ở phần phương pháp nghiên cứu, bàn luận hoặc phần tổng quan. Tuyệt đối không trích dẫn ở các phần như nhận xét, trình bày kết quả nghiên cứu.

Lưu ý khi trích dẫn tài liệu
Lưu ý khi trích dẫn tài liệu

Một điều lưu ý hãy viết đúng và thường xuyên kiểm tra chính tả. Chỉ là một yếu tố đơn giản thôi nhưng điều đó thể hiện sự chỉn chu của bạn và luận văn sẽ không bị mất điểm.

Ngoài ra thì chúng ta cũng nên kết hợp với các lưu ý đã đề cập ở trên như việc trích dẫn tài liệu tham khảo cần được đồng nhất trong toàn bộ bài viết, không trình bày nơi sinh, số điện thoại,…

Xem thêm:

Trên đây là bài viết về khái niệm cũng như những điều bạn có thể chưa biết về cách trích dẫn tài liệu tham khảo trong luận văn tốt nghiệp . Hy vọng qua bài viết trên bạn đã có cho mình những kiến thức bổ ích. Đừng quên chia sẻ bài viế này với mọi người nữa nhé!

0/5 (0 Reviews)

BÀI VIẾT THỊNH HÀNH

Đào Huy Đông
Đào Huy Đông
Chào mọi người, mình là Huy Đông. Với đam mê thiết kế và viết lách, mình luôn mong muốn tạo ra những nội dung sáng tạo và đẹp mắt. Mình đang góp sức xây dựng trang VANHOADOISONG trở thành một không gian văn hóa phong phú.

Để lại bình luân

Nhập bình luận tại đây
Để lại tên bạn ở đây