Đời sống người dân các khu tái định cư bị xem nhẹ (Kỳ cuối): Lời giải cho bài toán an sinh xã hội ở các khu TĐC
Đời sống người dân các khu tái định cư bị xem nhẹ (Kỳ 1): Đi cũng dở, ở cũng chẳng xong!
- Bên cạnh những đóng góp tích cực của các dự án khu TĐC trên địa bàn tỉnh thì những tác động bất lợi của nó là không nhỏ. Nhiều vấn đề đã được người dân liên tục phản ảnh, nhưng nhiều năm qua, bài toán ổn định cuộc sống người dân TĐC dường như vẫn chưa có lời giải đáp...
Có hay không việc thiếu trách nhiệm?
TĐC là việc làm cần thiết để ổn định cuộc sống của người dân sau di dời, giải tỏa, thu hồi đất. TĐC phải bảo đảm ổn định và nâng cao chất lượng sống của người dân hoặc ít nhất cũng bằng với nơi ở cũ. Tuy nhiên, vấn đề vốn và giá đất bồi thường luôn là câu hỏi thường trực. Và những “lời hứa” của các nhà đầu tư rằng: Những hộ dân di dời đến nơi ở mới sẽ có cuộc sống tốt hơn cuộc sống hiện tại. Điều đó đồng nghĩa với việc vẽ ra một tương lai tươi sáng về bức tranh TĐC. Cũng vì lẽ đó nên chuyện TĐC kéo dài cho đến nay, tính từ khu TĐC Đông Thịnh, Đông Tân, Đông Vinh, hay phường Nam Ngạn... qua bao nhiêu năm việc giải quyết cho dân vẫn còn là “chuyện nóng”.
Chính quyền địa phương các cấp, ban quản lý các dự án TĐC... cũng phải thừa nhận: đó là những vấn đề mấu chốt, chưa thể khắc phục triệt để trong thời gian qua. Chính sách đền bù di dân, TĐC mới chỉ dừng lại ở việc đền bù thiệt hại về diện tích đất đang sử dụng và các tài sản trên đất, trong khi đó các thiệt hại gián tiếp chưa được xem xét đến, như thiệt hại do chênh lệch giữa nơi ở cũ và nơi ở mới về lợi thế thiên nhiên, đánh bắt thủy, hải sản, các sản phẩm văn hóa truyền thống... Đến thời điểm này, Khu kinh tế Nghi Sơn (Tĩnh Gia) đã và đang triển khai thực hiện giải phóng mặt bằng cho 85 dự án, trong đó hơn 20 dự án hạ tầng, cảng biển, sản xuất kinh doanh, thương mại dịch vụ có quy mô đầu tư lớn. Trong số đó, có 18 dự án trọng điểm vốn ngân sách Nhà nước đầu tư còn vướng mắc về giải phóng mặt bằng, trong đó có những dự án vướng mắc kéo dài từ năm từ 2008 đến nay.
Nguyên nhân của nhiều dự án TĐC chậm, chưa đủ hạ tầng được các ngành chức năng đưa ra chủ yếu là do thiếu vốn.
Quý I năm 2018, Thanh tra tỉnh Thanh Hóa đã tiến hành thanh tra việc quản lý, sử dụng đất và đầu tư xây dựng thuộc 9 dự án TĐC tại TP Sầm Sơn thì tất cả đều nằm trong tình trạng chậm tiến độ hoặc quá hạn thi công. Điều này đã khiến dư luận hoài nghi về năng lực của các nhà thầu cũng như công tác quản lý của chính quyền TP Sầm Sơn đối với các dự án nói trên?
Cũng theo kết luận của Thanh tra tỉnh, trong số 9 dự án trên, có đến 7 dự án có khuyết điểm, vi phạm trong quá trình lập, thẩm định phê duyệt hồ sơ thiết kế kỹ thuật, dự toán và thi công công trình. Cơ quan thanh tra kiến nghị phải xử lý số tiền hơn 5,3 tỷ đồng. Có 1 dự án chậm tiến độ phê duyệt quyết toán theo quy định.
Thử hỏi, nếu như những địa phương khác ít nhiều đều có sai phạm như Tĩnh Gia, Sầm Sơn hay Thiệu Hóa, Đông Sơn... như đã đề cập ở bài trước thì tương lai của các dự án TĐC sẽ như thế nào và cuộc sống của các hộ dân sẽ ra sao? Câu hỏi đặt ra là chủ đầu tư liệu có đủ năng lực, trách nhiệm để tiến hành các dự án?
Trao đổi về vấn đề này, hầu hết các nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh đều lý giải: nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến tồn tại ở các dự án là thiếu vốn đầu tư. Vốn Trung ương bố trí cho các dự án định canh định cư tập trung chỉ tương đương 50% kinh phí dự án, đạt 35% nhu cầu vốn thực tế. Mặt khác, việc bố trí nguồn vốn lại mang tính nhỏ giọt và kéo dài. Trong khi đó ngân sách tỉnh lại không đủ khả năng để bố trí 65% số vốn còn lại theo nhu cầu thực tế xây dựng hoàn thành các dự án. Nguồn vốn ngân sách tỉnh và lồng ghép bố trí hàng năm cho các dự án chỉ đạt 10%.
Việc chậm hoàn thành các dự án di dân TĐC, định canh định cư dẫn đến lãng phí kép. Các công trình đã hoàn thành đối mặt với nguy cơ xuống cấp, phải bố trí kinh phí bảo dưỡng, bảo vệ. Bên cạnh đó, giá cả vật liệu thay đổi khiến nguồn vốn triển khai bị đội lên. Trong các dự án chưa được hoàn thành để đưa vào sử dụng thì cuộc sống của hàng trăm hộ dân với hàng nghìn nhân khẩu vẫn phải đối mặt với nguy hiểm, tạm bợ ở những nơi cần phải được di dời.
Phải lấy quyền lợi, nhu cầu người dân làm trung tâm
Ông Nguyễn Thanh Tuấn - Trưởng phòng Giải phóng mặt bằng (Ban Quản lý dự án và TĐC Tp. Thanh Hóa), cho rằng: quan điểm chỉ đạo xuyên suốt của thành phố đối với vấn đề này là phải bảo đảm công tác bồi thường, hỗ trợ giải tỏa và TĐC đúng pháp luật, công khai, dân chủ, khách quan ngay từ đầu; vận dụng linh hoạt chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC để bảo đảm lợi ích tối đa cho nhân dân. Các khu TĐC phải đảm bảo đủ điều kiện về cơ sở hạ tầng, trước hết là điện, nước, đường giao thông phải bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ để người dân nhanh chóng ổn định cuộc sống nơi ở mới. Xét vấn đề ở nguyên nhân nào thì sẽ có giải pháp đó.
Theo ông Nguyễn Văn Quang - Phó GĐ Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng, TP. Sầm Sơn: Sự chậm trễ của một số dự án trên địa bàn Sầm Sơn xuất phát từ các nguyên nhân khách quan, bất khả kháng như điều chỉnh quy hoạch, GPMB và thiếu hạ tầng kết nối. Vì vậy, trong thời gian tới, TP tập trung di dời hết các hộ nằm trên đất dự án; cũng như từng bước hoàn thiện hạ tầng giao thông, điện, nước, vệ sinh môi trường.
Theo kinh nghiệm của các địa phương, khi công bố và thực hiện quy hoạch phải công khai, minh bạch, có lộ trình thời gian thực hiện cụ thể nhằm hạn chế qui hoạch treo, kiểm kê treo. Đây là “chìa khóa” quan trọng để người dân sống trong những vùng qui hoạch được đảm bảo lợi ích và doanh nghiệp đỡ lãng phí.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy các giải pháp trên chỉ mới giải quyết được phần ngọn của vấn đề. Về lâu dài, để cuộc sống người dân TĐC ổn định, nhiều ý kiến cho rằng cần có chính sách hợp lý trong quy hoạch, xây dựng các khu dân cư TĐC; việc triển khai thực hiện dự án phải quyết liệt và đồng bộ, lấy quyền lợi, nhu cầu người dân làm trung tâm.
Địa chỉ hàng đầu trong lĩnh vực sản khoa ở tuyến tỉnh
Chưa bao giờ dư luận Séc lại quan tâm tới Việt Nam như hiện nay
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un sẽ thăm hữu nghị chính thức Việt Nam
Đặc sắc Lễ hội Văn hóa - Du lịch huyện Ngọc Lặc
Tăng cường công tác quản lý, nâng cao ý thức người dân: Nét đẹp di tích mùa lễ hội
Gần 8.000 tỷ đồng đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng khu vực miền núi
Sưu tập đồ thờ bạc tại Bảo tàng Thanh Hóa
- 1
Công an huyện Bá Thước trả 42 triệu đồng nhặt được cho người đánh rơi
- 2
Giao thừa Tết Kỷ Hợi 2019: Thanh Hóa bắn pháo hoa tại 3 địa điểm
- 3
Cờ bạc trá hình chốn linh thiêng đầu năm mới
- 4
Trăm năm tạc một chuyện tình Mường Xia
- 5
Mùa xuân ở Hạ Sơn
- 6
Trường THPT Như Thanh II: Điểm sáng ngành giáo dục khu vực miền núi
- 7
NHCSXH Thanh Hóa tổng kết hoạt động năm 2018
- 8
Thưởng nóng Ban chuyên án điều tra, khám phá nhanh vụ giết người ở Hậu Lộc
- 9
Họa sĩ vẽ nên mảnh hồn làng
- 10
Chặn tour “bỏ trốn”
- 1
40 năm Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc: Những ký ức không quên
- 2
Cờ bạc trá hình chốn linh thiêng đầu năm mới
- 3
Biên giới Vị Xuyên - Từ trận tuyến nóng bỏng đến đài hương tưởng niệm
- 4
Chặn tour “bỏ trốn”
- 5
Agribank trao sổ tiết kiệm 1 tỷ đồng cho khách hàng trúng giải
- 6
Trường THPT Như Thanh II: Điểm sáng ngành giáo dục khu vực miền núi
- 7
Trăm năm tạc một chuyện tình Mường Xia
- 8
Hồi ức về người lính đầu tiên hy sinh ở mặt trận biên giới phía Bắc
- 9
Nga Sơn mở rộng ngành nghề tiểu thủ công nghiệp
- 10
Nhiều mục tiêu phát triển du lịch Thanh Hóa còn “dang dở”