Chung vui bữa cơm đoàn kết
- “Bữa cơm đoàn kết” đã trở thành nét đẹp của cộng đồng dân cư trong ngày hội “Đại đoàn kết toàn dân tộc” 18/11. Vào những ngày này, làng trên, xóm dưới, người già, con trẻ lại được quây quần bên nhau cùng chung vui bữa cơm đoàn kết...
Bữa cơm đoàn kết - nét đẹp của cộng đồng dân cư trong ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc.
Đã gần 10 năm nay, vào ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc, các thôn ở xã Hoàng Giang (Nông Cống) đều tổ chức ăn cơm cả làng ở nhà văn hóa. Cùng với các hoạt động văn nghệ, thể thao thì bữa cơm đoàn kết không thể thiếu trong ngày hội đoàn kết đối với bà con nơi đây.
Tuy nhiên ở Hoàng Giang, bữa cơm đoàn kết cũng phải được thực hiện theo nghị quyết đó là 2 năm mới tổ chức 1 lần. Nhưng giữa các thôn sẽ có sự luân phiên, theo đó thôn này tổ chức năm nay thì sang năm lại đến lượt thôn khác. Chia sẻ của ông Trần Văn Hân - Chủ tịch MTTQ xã Hoàng Giang: Bữa cơm đoàn kết cũng chính là sự gắn kết tình làng, nghĩa xóm. Đó như là một cuộc sum họp mà ở đó mọi người cùng được ngồi trò chuyện với nhau, chia sẻ những niềm vui nhỏ trong cuộc sống thường ngày...
Ngày hội đại đoàn kết năm nay, “đến hẹn lại lên”, thôn Tháp Lĩnh ở xã Hoàng Giang lại tổ chức bữa cơm đoàn kết. Bữa cơm này nguyên liệu đều của cây nhà lá vườn: lợn, gà, rau, quả đều có sẵn ở trong dân, quan trọng vẫn là những người đầu bếp, biết chế biến những món ăn ngon cho người làng thưởng thức. Ông Đỗ Văn Thành - Trưởng Ban công tác mặt trận thôn Tháp Lĩnh cho biết: Thôn tôi có nhiều ”thợ” nấu rất ngon và trong bữa cơm đoàn kết, hầu như ai cũng say nhưng là say vui chứ không phải quá chén. Trong ngày hội này, thôn Tháp Lĩnh phần lớn có sự hỗ trợ của con em xa quê, có năm các con, cháu về hỗ trợ hàng chục triệu đồng để cho nhân dân vui hội.
Ngược miền núi, ngày hội đoàn kết của bà con nơi đây có những đặc trưng riêng khi mà các thôn, bản đón ngày hội bằng những âm thanh quen thuộc của núi rừng đó là tiếng cồng, tiếng chiêng... Và không chỉ có cồng, chiêng đó còn là những màn trình diễn rất đỗi ngọt ngào của hát xường, múa sạp... Với người miền núi, bữa cơm đoàn kết cũng khác ở miền xuôi khi thức ăn được đựng trong lá chuối, trong nong, nia. Thức ăn, nước uống có gà rừng, lợn đồi, rượu cần, thôn nào có điều kiện hơn thì mổ cả trâu, bò...
Cũng như nhiều địa phương khác, sau sáp nhập thôn thì ngày hội Đại đoàn kết 2019 được xem là ngày hội đầu tiên của những thôn, phố mới. Vậy nên những thôn, phố mới này cũng sẽ có bữa cơm đoàn kết đầu tiên. Nhớ lại những bữa cơm đoàn kết đã qua, bà Cao Thị Hà - Bí thư chi bộ kiêm Trưởng ban công tác mặt trận thôn Quý Long, xã Cẩm Quý (Cẩm Thủy) bồi hồi: Trước đây chưa sáp nhập, các thôn tổ chức ăn cơm ở nhà văn hóa và thường làm thịt một con lợn nhưng hiện thôn Quý Long sáp nhập lại thì có gần 300 hộ, số dân đông hơn nên chúng tôi sẽ chia thành 2 cụm dân cư để tổ chức bữa cơm đoàn kết. Cách đây vài tháng chúng tôi đã mổ một con bò để liên hoan thành lập thôn mới nên bữa cơm đoàn kết năm nay chúng tôi chỉ mổ lợn thôi.
Bà Hà cũng cho biết thêm, ở thôn Quý Long chủ yếu là người dân tộc Mường. Người dân ở Cẩm Quý nói chung và người dân thôn Quý Long nói riêng có tỷ lệ người đi xuất khẩu lao động cao, ngoài ra Quý Long là thôn có diện tích rừng, diện tích mía nhiều nhất xã nên đây cũng là điều kiện thuận lợi để người dân phát triển kinh tế và có sự đồng thuận, hưởng ứng cao trong các phong trào của địa phương. Hiện thu nhập bình quân đầu người ở đây là 36,8 triệu đồng/người /năm. Vậy nên, với bữa cơm đoàn kết ở Quý Long, 100% các hộ đều tham gia, ai cũng mừng vui khi được cùng ngồi bên mâm cơm đoàn kết, ở đó như mọi mâu thuẫn nhỏ nhặt thường ngày được bỏ qua chỉ còn cái tình ở lại...
Có dịp về với ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, có dịp ngồi với bà con để cùng ăn, cùng uống như niềm tin, sự ấm áp được lan tỏa, như hũ rượu cần cứ khiến tôi muốn uống mãi không thôi để thấy trân trọng hơn những bữa cơm đoàn kết...
Sôi nổi giải bóng đá Siêu Cúp Thanh Hóa – Cúp Delta 2019
Bá Thước kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng đồn Cổ Lũng
Hội Kiến trúc sư Thanh Hóa Đại hội lần thứ IX
Hành trình khôi phục giếng làng (Bài 2): Giếng làng Ngọc Tĩnh
vnEdu giải pháp số hóa toàn diện cho trường học
Những cơn gió nâng cánh diều Du Lịch Việt Nam 2019
Khi số phận người bệnh bị cắt đôi
- 1
Phản hồi sau bài báo “Góp vốn thành lập văn phòng Thừa phát lại Sầm Sơn”: Công lý đã được thực hiện
- 2
Thạch Thành - Điểm hẹn văn hóa và du lịch
- 3
Chung kết cuộc thi Chinese Festival 2019
- 4
Khai mạc Lễ hội văn hóa, thể thao, du lịch – Công bố điểm du lịch và quảng bá sản phẩm tiêu biểu huyện Thạch Thành năm 2019
- 5
Khánh thành điểm trường mầm non bản Ché Lầu
- 6
Trường TH Thiệu Khánh: Năng động, sáng tạo, hết lòng vì học sinh
- 7
Bắt 5 đối tượng lừa đảo trúng thưởng qua mạng xã hội
- 8
Huyện Thạch Thành tham vấn ý kiến về phát triển du lịch
- 9
Trường THCS Xi Măng: Tự hào 30 năm “Trao tri thức - dựng tương lai”
- 10
Thêm văn phòng công ty bảo hiểm nhân thọ tại Thanh Hóa
- 1
Phản hồi sau bài báo “Góp vốn thành lập văn phòng Thừa phát lại Sầm Sơn”: Công lý đã được thực hiện
- 2
Thêm văn phòng công ty bảo hiểm nhân thọ tại Thanh Hóa
- 3
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Mai Xuân Liêm kiểm tra công tác khắc phục giao thông các tuyến đường và tiến độ xây dựng các khu TĐC tại Mường Lát
- 4
Chung kết cuộc thi Chinese Festival 2019
- 5
Hà Trung: Khó khăn trong giải quyết xây dựng nhà ở ngoại đê
- 6
Môi trường của ai?
- 7
Chuyện về ông ngoại tôi - Nhà thơ Hữu Loan
- 8
Đoàn kết, kỷ cương, nêu gương, sáng tạo, xây dựng Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa đạt chuẩn kiểu mẫu
- 9
Giáo dục Thạch Thành: Phấn đấu giữ vững vị thế đứng đầu các huyện miền núi
- 10
Trường mầm non Trường Thi B: Điểm sáng bậc học mầm non