Hiệu quả từ công tác huy động vốn vùng biên Mường Lát
Vốn tín dụng ở vùng cói Nga Sơn
Vốn tín dụng ở huyện Nông thôn mới
Vốn vay tín dụng góp phần phục tráng rừng luồng
Chuyện vay vốn thoát nghèo ở Hà Trung
- Câu chuyện bà con bản Mường, Thái, Mông, Dao... huyện vùng biên Mường Lát vay vốn làm ăn, phát triển kinh tế, thoát nghèo rồi lại mang tiền gửi tiết kiệm tại chính Ngân hàng CSXH huyện lấy lãi đang gây được nhiều sự chú ý, cảm tình từ dư luận, là động lực thôi thúc kinh tế phát triển trong nhân dân.
Với những thuận lợi và tiện ích mà NHCSXH mang lại như nhận tiền gửi tiết kiệm tại Trụ sở NHCSXH cấp huyện vào các ngày làm việc trong tuần thì với số tiền chỉ từ 500.000 đồng trở lên, người dân có thể gửi và rút tiền ngay tại các điểm giao dịch xã theo lịch giao dịch cố định hàng tháng (kể cả các ngày nghỉ cuối tuần và nghỉ lễ), khách hàng hoàn toàn yên tâm không lo mất tiền vì NHCSXH được Chính phủ đảm bảo khả năng chi trả.
Ngoài ra, khách hàng còn được NHCSXH bảo mật thông tin, thủ tục gửi và rút tiền thuận lợi nhanh chóng, không phải trả thêm bất kỳ khoản phí hoặc lệ phí nào.
Gia đình bà Hà Thị Tính là Tổ trưởng Tổ TK&VV ở Bản Táo, xã Trung Lý là một điển hình. Từ một hộ nghèo của bản Táo, sau khi được tiếp cận nguồn vốn vay tín dụng từ NHCSXH huyện, bà Tính đã đầu tư chăn nuôi, trồng cây lâu năm, phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo. Là gương tiên phong của bản, nhận thức được hiệu quả của nguồn vốn NHCSXH bà Tính đã vận động bà con mạnh dạn vay vốn, từ 1 hộ, 3 hộ, 5 hộ rồi hàng chục hộ vay vốn phát huy hiệu quả, bà trở thành Tổ trưởng tổ VV&TK khi được cán bộ NHCSXH huyện đặt niềm tin. Bà Tính cho biết: “Mỗi tháng tôi đều dành một phần thu nhập của gia đình và tiền hoa hồng từ việc làm Tổ trưởng Tổ TK&VV để ký gửi, đến nay tôi đã tích cóp được gần 20 triệu đồng”.
Hay như bà Đỗ Thị Luyện, Tổ trưởng Tổ TK&VV ở Khu 4, thị trấn Mường Lát: Mỗi tháng cũng dành một phần thu nhập của gia đình và tiền hoa hồng từ việc làm Tổ trưởng Tổ TK&VV để gửi vào NHCSXH vào ngày giao dịch xã, đến nay đã tích cóp được trên 45 triệu đồng; Ông Vi Văn Bồ (bản Tén Tằn, xã Tén Tằn) gửi tiết kiệm 100 triệu đồng...
Nhiều hộ dân bản xã Pù Nhi, huyện Mường Lát vay vốn thoát nghèo tham gia gửi tiết kiệm.
Ông Lương Văn Chời, bản Poọng, xã Quang Chiểu, huyện Mường Lát, một trong những khách hàng của Ngân hàng CSXH, cho biết: Gia đình tôi ở cách trung tâm huyện gần 30 km, có một chút tiền để dành nhưng chưa có thời gian lên huyện để gửi tiết kiệm. Sau khi biết được thông tin Ngân hàng CSXH có chương trình gửi tiền tiết kiệm tại điểm giao dịch xã, tôi đã đến gửi số tiền 150 triệu đồng.
Anh Lương Văn An ở Bản Lách, xã Mường Chanh, cách xa trung tâm huyện gần 50 cây số cho biết: Từ khi NHCSXH triển khai dịch vụ gửi tiền tiết kiệm tại điểm giao dịch xã, anh đã gửi được số tiền tiết kiệm là 300 triệu đồng, kỳ hạn 1 năm.
Không chỉ thu hút được đông đảo bà con các dân tộc trong huyện ký gửi tiết kiệm mà đội ngũ công nhân viên chức, trí thức giáo viên, bộ đội, kiểm lâm,... cũng tích cực tham gia tiết kiệm. Gia đình anh Hơ Văn Lâu là một điển hình. Là bộ đội biên phòng đang đóng quân tại Đồn biên phòng Quang Chiểu có vợ là Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Nhi Sơn, hàng tháng gia đình anh/chị đều trích một phần tiền lương của 2 vợ chồng để gửi tiền tiết kiệm tại NHCSXH với số tiền tối thiểu là 10 triệu đồng, đến cuối năm 2017 đã dành dụm xây dựng được một căn nhà 2 tầng khang trang với giá trị trên 1 tỷ đồng. Ông Quách Văn Mỵ - Chủ tịch UBND xã Trung Lý: Có con gái đầu mới học lớp 6, nhưng hàng tháng anh/chị đều dành dụm 5-6 triệu đồng từ tiền lương của 2 vợ chồng để gửi vào NHCSXH để chuẩn bị tiền trang trải chi phí nuôi con đi học đại học sau này.
Ông Trần Văn Hoàng - Giám đốc NHCSXH huyện Mường Lát vui mừng: Thời điểm 31/12/2015, tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn mới đạt 7.152 triệu đồng. Trong đó: Tiền gửi thông qua tổ TK&VV là 1.731 triệu đồng; Tiền gửi từ dân cư là: 5.421 triệu đồng. Từ đầu năm 2016 đến nay, do có sự tích cực trong triển khai thực hiện cùng với việc mở rộng thêm hình thức huy động tiền gửi ngay tại điểm giao dịch xã nên đến ngày 31/5/2018, đã tăng lên 37.092 triệu đồng (trong đó: tiền gửi thông qua tổ TK&VV là 4.273 triệu đồng, tiền gửi dân cư là 32.819 triệu đồng) tăng trưởng tuyệt đối so với cuối năm 2015 là 29.940 triệu đồng, tỷ lệ tăng trưởng bình quân là 141%.
Ngăn chặn và ứng phó khẩn cấp với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi
Bị bắn tử vong vì giả tiếng gà mồi
Những chiến sỹ đón xuân muộn
Xuân về trên quê hương Tân Ninh
Sôi nổi Hội thao ngành Y Thanh Hóa năm 2019
Bệnh viện Nhi Thanh Hóa trở thành bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện Nhi Trung ương
Nhận diện dòng shophouse ăn khách tại khu vực phía Tây Hà Nội
- 1
Công an huyện Bá Thước trả 42 triệu đồng nhặt được cho người đánh rơi
- 2
Giao thừa Tết Kỷ Hợi 2019: Thanh Hóa bắn pháo hoa tại 3 địa điểm
- 3
Cờ bạc trá hình chốn linh thiêng đầu năm mới
- 4
Trăm năm tạc một chuyện tình Mường Xia
- 5
Trường THPT Như Thanh II: Điểm sáng ngành giáo dục khu vực miền núi
- 6
Mùa xuân ở Hạ Sơn
- 7
NHCSXH Thanh Hóa tổng kết hoạt động năm 2018
- 8
Thưởng nóng Ban chuyên án điều tra, khám phá nhanh vụ giết người ở Hậu Lộc
- 9
Chặn tour “bỏ trốn”
- 10
Họa sĩ vẽ nên mảnh hồn làng
- 1
40 năm Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc: Những ký ức không quên
- 2
Cờ bạc trá hình chốn linh thiêng đầu năm mới
- 3
Biên giới Vị Xuyên - Từ trận tuyến nóng bỏng đến đài hương tưởng niệm
- 4
Chặn tour “bỏ trốn”
- 5
Agribank trao sổ tiết kiệm 1 tỷ đồng cho khách hàng trúng giải
- 6
Trường THPT Như Thanh II: Điểm sáng ngành giáo dục khu vực miền núi
- 7
Trăm năm tạc một chuyện tình Mường Xia
- 8
Hồi ức về người lính đầu tiên hy sinh ở mặt trận biên giới phía Bắc
- 9
68.803 lao động có việc làm mới trong năm 2018
- 10
Tiếp bài “Cầu 130 tỷ vào suối cá thần Cẩm Lương đắp chiếu”: Công trình dừng thi công... chờ vốn!