Chuyện hôm qua - Lời nhắn nhủ về tình đời, tình người
- “Chuyện hôm qua” gồm có 13 tác phẩm, mỗi tác phẩm được ví như một bài báo mang đậm tính thời sự. Nó đi sâu vào lật tẩy những chiêu trò tiến thân bẩn thỉu, những cách mua danh, kiếm tiền bất chính của một bộ phận người có thế lực trong xã hội.
Là cây bút đã có tuổi, lại không bị áp lực bởi “cơm áo, gạo tiền” nhưng theo dõi Vũ Duy Hòa sẽ thấy, ông viết không ngừng nghỉ, nhiều đến mức quên ăn, quên ngủ. Trong thơ, ông mang đến cảm nhận về một Vũ Duy Hòa tự tình, lãng mạn thì ở mảng truyện ngắn, ông khiến bạn đọc bất ngờ trước một tay viết gai góc, đanh thép. “Chuyện hôm qua” có thể nói là tập truyện thể hiện rõ nét cá tính đó, nhất là khi, ông viết về những nhân vật vì danh lợi mà bán rẻ đạo đức, nhân cách, làm ra những điều tệ hại trong xã hội.
“Chuyện hôm qua” gồm có 13 tác phẩm, mỗi tác phẩm được ví như một bài báo mang đậm tính thời sự. Nó đi sâu vào lật tẩy những chiêu trò tiến thân bẩn thỉu, những cách mua danh, kiếm tiền bất chính của một bộ phận người có thế lực trong xã hội. Đó là Tam trong “Đại Ca”; là Linh trong “Trùng tang”; là Nữ trong “Vụ án thị Nữ”... Mỗi nhân vật một ngành nghề, một tính cách khác nhau nhưng đều có chung một điểm, đó là thói đạo đức giả, giỏi luồn lách để “leo” lên vị trí cao trong xã hội. Đáng tiếc là, vì muốn có được cuộc sống giàu sang nên ngày càng có nhiều người dám làm những điều khuất tất. Nhân vật “Hắn” trong tác phẩm cùng tên chính là điển hình của sự mất nhân cách ấy. Từ khi sinh ra, “hắn” đã được nuông chiều dẫn đến hư hỏng, nhiều lần bị đuổi học, đi “bụi”. Vậy mà “hắn” không những đỗ đại học, lại còn học lên cao học và trở thành nhà báo “ở tận trung ương” chuyên đi hù dọa thiên hạ để kiếm tiền. “Thỉnh thoảng, thấy hắn đi một chiếc xe ô tô sang trọng, đen bóng về nhà. Về cùng với hắn, có khi là một cô gái xinh đẹp, khi khác là vài ba tùy tùng cà vạt, comle sang chảnh, vừa đi vừa bấm điện thoại đắt tiền...”. - Một đoạn văn trong tác phẩm đã được tác giả khắc họa sắc sảo, khiến người đọc “chột dạ” vì kiểu người này quen lắm, hình như đã gặp ở đâu đó ngoài đời rồi. Mà cái chết của dân mình là “thấy người sang bắt quàng làm họ”, cứ nghe người ta có cái danh thì chẳng biết thật, giả thế nào cũng mang tiền đến để nhờ vả, cuối cùng thì mất tiền cả đời dành dụm và mất đi cả niềm tin vào tình đời, tình người về sau này. Chi tiết “hắn” bị bắt vì tống tiền doanh nghiệp được tác giả lấy ý tưởng từ những vụ việc có thực nhưng thử hỏi, còn có biết bao người như “hắn” vẫn đang tồn tại, vẫn đang được tung hô ngoài kia như một hình mẫu lý tưởng của sự thành công, thành đạt.
Khác với “Hắn”, các nhân vật Chấn, Chành, Cao trong tác phẩm “Danh” từ bé đã ham học và thi đỗ đại học bằng chính năng lực của mình. Đến khi họ đi làm thì quan điểm sống lại thay đổi, thích hư danh, địa vị và thích làm “mầu” trước bàn dân thiên hạ. Vậy nên, người thì chọn cách làm từ thiện bằng tiền buôn lậu; người cố tỏ ra mình là bậc thầy cao thượng, sẵn sàng cho những học sinh bị đuổi học cơ hội được trở lại học tập, nhưng đằng sau đó lại lợi dụng chức vụ hiệu trưởng ra điều kiện “tống tình” phụ huynh có ý nhờ vả; người vì muốn có vợ là “á hậu” mà trở nên mù quáng, không biết rằng đó chỉ là danh hiệu giả trong một cuộc thi chui được những tay anh chị nhào nặn. Hình ảnh của những “nàng hậu” giả tiếp tục được Vũ Duy Hòa “tố cáo” trong tác phẩm “Trùng tang”. Đây phải chăng là dụng ý của tác giả nhằm gián tiếp phản ánh hiện tượng tiêu cực trong các cuộc thi sắc đẹp - một sân chơi đang được không ít bạn trẻ tìm kiếm như là cơ hội để được nổi tiếng, được là “người của công chúng” theo cách của riêng họ.
“Chuyện hôm qua” cũng giúp bạn đọc nhận ra rằng, con người một khi đã hám danh, ham lợi, họ thường có hành xử kệch cỡm, khi thì hèn hạ, sợ sệt những người có thế lực hơn mình; khi lại tỏ ra hống hách, cửa quyền với những người dưới quyền, nghèo khổ. Chẳng thế mà trong tác phẩm “Biển”, cả trụ sở ủy ban xã nọ nhốn nháo, náo loạn hết cả lên khi thấy “xe trung ương” mang biển số “80B” đỗ ở sân. Đặc biệt là vị chủ tịch xã, ông ta đang trợn trừng mắt quát tháo nhân viên bỗng bật phắt dậy và lao vội ra ngoài khi nghe “có trung ương về”. Trong khi đó, ông Biền là người có công với cách mạng đến xin giấy chứng nhận để làm hồ sơ truy lĩnh chính sách, thì vị chủ tịch này vẫn “ngồi bệ vệ trên ghế” và “hất hàm” hỏi trống không: “Có việc gì đấy?”. Sự phân biệt đối xử có phần lộ liễu này cũng được tác giả khắc họa qua lời nói, việc làm của các nhân vật công an thôn, công an xã, cán bộ địa chính và cô nhân viên ở phòng tiếp dân trong tác phẩm “Bãi Cồn”. Đây là truyện ngắn lấy đi nhiều nước mắt của bạn đọc nhất vì nó cho thấy một nghịch lý phổ biến rằng: cán bộ là công bộc của dân nhưng vì quyền lợi trước mắt, phần nhiều lại xem thường nhân dân, câu kết thành lợi ích nhóm để đổi trắng thay đen, làm mất đi niềm tin của nhân dân vào Đảng, vào chế độ.
Giữa lúc người đọc đang suy tư về những rối ren giữa danh và lợi thì Vũ Duy Hòa lại khéo léo đan xen những câu chuyện về tình người, tình đời hết sức xúc động. Đó là “Chuyện của người lính già” dù cụt một chân vẫn “đi khắp mọi nẻo đường, đến nhiều nghĩa trang liệt sỹ” để tìm mộ phần của người con gái từng hẹn ngày tái ngộ. Hay như ở tác phẩm “Lời trăn trối”, ông Tạc khiến biết bao người rơi nước mắt vì phải trải qua những ngày tháng khổ cực để cưu mang một người phụ nữ đang mang thai và chấp nhận nuôi nấng, yêu thương con của người khác như chính con ruột của mình. “Chuyện hôm qua” của Vũ Duy Hòa thành công là ở điểm đó, nó giúp bạn đọc nhận ra rằng, danh lợi chỉ là những thứ phù phiếm, càng chạy theo sẽ càng lạc lối, chỉ có sự chân thật giữa người và người mới đáng quý, đáng tôn vinh.
Học tập, quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, quy định, kết luận của Bộ Chính trị và Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XII)
25 năm ngày trở về của cô gái bị lừa bán sang xứ người
Trường học “nói không” với rác thải nhựa
Cảnh giác trước thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng xã hội
Cần đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông cho học sinh
Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa khai mạc kỳ họp thứ 11, khóa XVII
Học tập, quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, quy định, kết luận của Bộ Chính trị và Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XII)
Hành khách thứ 1 triệu thông qua Cảng hàng không Thọ Xuân
Hệ sinh thái bất động sản toàn diện nhìn từ chiến lược của FLCHomes
Công an Như Thanh thu hồi 17 khẩu súng
Triệu Lộc: Bãi rác tự phát gây ô nhiễm môi trường
25 năm ngày trở về của cô gái bị lừa bán sang xứ người
- 1
Xã Hoằng Đại: Côn đồ lộng hành, xông vào nhà tấn công người dân gây thương tích
- 2
Phản hồi sau bài báo “Góp vốn thành lập văn phòng Thừa phát lại Sầm Sơn”: Công lý đã được thực hiện
- 3
Thạch Thành - Điểm hẹn văn hóa và du lịch
- 4
Chung kết cuộc thi Chinese Festival 2019
- 5
Trường TH Thiệu Khánh: Năng động, sáng tạo, hết lòng vì học sinh
- 6
Khai mạc Lễ hội văn hóa, thể thao, du lịch – Công bố điểm du lịch và quảng bá sản phẩm tiêu biểu huyện Thạch Thành năm 2019
- 7
Khánh thành điểm trường mầm non bản Ché Lầu
- 8
Bắt 5 đối tượng lừa đảo trúng thưởng qua mạng xã hội
- 9
Huyện Thạch Thành tham vấn ý kiến về phát triển du lịch
- 10
Trường THCS Xi Măng: Tự hào 30 năm “Trao tri thức - dựng tương lai”
- 1
Xã Hoằng Đại: Côn đồ lộng hành, xông vào nhà tấn công người dân gây thương tích
- 2
Phản hồi sau bài báo “Góp vốn thành lập văn phòng Thừa phát lại Sầm Sơn”: Công lý đã được thực hiện
- 3
Thêm văn phòng công ty bảo hiểm nhân thọ tại Thanh Hóa
- 4
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Mai Xuân Liêm kiểm tra công tác khắc phục giao thông các tuyến đường và tiến độ xây dựng các khu TĐC tại Mường Lát
- 5
Chung kết cuộc thi Chinese Festival 2019
- 6
Hà Trung: Khó khăn trong giải quyết xây dựng nhà ở ngoại đê
- 7
Môi trường của ai?
- 8
Chuyện về ông ngoại tôi - Nhà thơ Hữu Loan
- 9
Đoàn kết, kỷ cương, nêu gương, sáng tạo, xây dựng Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa đạt chuẩn kiểu mẫu
- 10
Giáo dục Thạch Thành: Phấn đấu giữ vững vị thế đứng đầu các huyện miền núi