Giáo án điện tử nâng cao chất lượng dạy Sử
- Sử dụng giáo trình điện tử có nhiều hình ảnh trực quan, ứng dụng hợp lí các kỹ năng công nghệ thông tin... là phương pháp dạy Lịch sử đang được nhiều trường học trên địa bàn tỉnh thực hiện. Môn học Lịch sử đã hấp dẫn hơn đối với học sinh.
Học sinh dễ tiếp thu
Thay vì nghe giáo viên tường thuật về diễn biến các sự kiện lịch sử, học sinh được học thông qua video clip tái hiện câu chuyện lịch sử cụ thể. Các hoạt động thảo luận nhóm, thuyết trình cá nhân khiến giờ học Lịch sử trở nên sôi nổi. Không khí dạy và học khác hẳn so với phương pháp thầy đọc trò chép truyền thống, giờ học trở nên linh hoạt, hấp dẫn hơn.
Mỗi bài học Lịch sử sử dụng giáo trình điện tử không chỉ có kiến thức đơn thuần mà còn được tích hợp các video, hình ảnh, bản đồ - lược đồ Lịch sử... nhằm làm sinh động và đa dạng trong việc truyền tải các nội dung kiến thức đến các em học sinh. Ngoài ra, hệ thống các bài kiểm tra, đánh giá khoa học, thiết thực và hiệu quả theo chuẩn kiến thức, kỹ năng và phát triển phẩm chất năng lực học sinh của Chương trình giáo dục phổ thông cũng khiến học sinh hào hứng.
Em Nguyễn Thị Yến Nhi, học sinh lớp 8B, Trường THCS Đông Hải, TP Thanh Hóa cho biết: Học Lịch sử áp dụng hình ảnh trực quan khiến em thấy thực tế và gần gũi, dễ hiểu và thú vị hơn rất nhiều, không cảm thấy nhàm chán và buồn ngủ vì những mốc thời gian, sự kiện lịch sử.
Sử dụng giáo án điện tử và ứng dụng CNTT vào giảng dạy khiến học sinh hứng thú hơn với môn học.
Rút ngắn thời gian soạn bài của giáo viên
Nếu như trước đây, việc soạn giáo án môn Lịch sử của giáo viên chủ yếu là viết tay, thì hiện nay công việc này được rút ngắn thời gian hơn nhiều. Giáo án điện tử được thiết kế theo hướng tổ chức các hoạt động học tập và đổi mới phương pháp, kĩ thuật dạy học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh. Giáo viên có thể sử dụng các giáo án được biên soạn sẵn để giảng dạy hoặc thiết kế bài giảng trên nền tảng giáo án điện tử môn Lịch sử.
Để kiểm tra kiến thức của học sinh, giáo viên có thể cho học sinh tham gia các bài kiểm tra đánh giá do giáo viên tạo ra, hoặc luyện thi với các bộ đề thi được tuyển chọn theo cấu trúc đề thi THPT Quốc gia của Bộ GD&ĐT. Thông qua đó rèn luyện kĩ năng trả lời câu hỏi làm bài kiểm tra và làm đề luyện thi. Hệ thống giáo án mở giúp giáo viên có thể chủ động ra đề dựa trên những yêu cầu cơ bản phù hợp với khả năng của giáo viên, điều kiện cơ sở vật chất thực tế của các nhà trường.
Cô Nguyễn Thị Hà, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Đông Hải, TP Thanh Hóa cho biết: Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy Lịch sử khiến học sinh tiếp thu kiến thức rất tốt, giúp các em học sinh cảm thấy hào hứng và yêu thích môn Lịch sử hơn. Vì vậy năm nào nhà trường cũng có học sinh đi thi đạt giải môn Lịch sử cấp tỉnh.
Hiện nay, trên địa bàn TP Thanh Hóa, gần 100 % các trường học bậc THCS và THPT đã áp dụng giáo án điện tử vào giảng dạy môn Lịch sử cho học sinh. Tại các trường học ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, việc đưa giáo án điện tử vào giảng dạy môn Lịch sử cũng đã được áp dụng, tuy điều kiện về cơ sở vật chất, máy móc... còn gặp nhiều khó khăn.
Thầy giáo Đặng Quang Thanh - Hiệu trưởng Trường THPT Hậu Lộc 2 (Hậu Lộc), cho biết: Nhà trường đã áp dụng phương pháp dạy môn Lịch sử theo hướng tiếp cận công nghệ thông tin, việc này giúp học sinh yêu thích môn Lịch sử hơn, đồng thời giúp phát huy tích cực tư duy của học sinh theo định hướng phát triển năng lực người học.
Việc đẩy mạnh ứng dụng giáo án điện tử môn Lịch sử trong các nhà trường phổ thông đã góp phần đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, tiến tới thực hiện đổi mới chương trình sách giáo khoa phổ thông trong năm 2019. Đồng thời, góp phần làm tăng sự yêu thích của học sinh đối với bộ môn được xem là còn nặng về lý thuyết này.
Hội Kiến trúc sư Thanh Hóa Đại hội lần thứ IX
Hành trình khôi phục giếng làng (Bài 2): Giếng làng Ngọc Tĩnh
vnEdu giải pháp số hóa toàn diện cho trường học
Những cơn gió nâng cánh diều Du Lịch Việt Nam 2019
Khi số phận người bệnh bị cắt đôi
Trao giải Cuộc thi “Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2019
Công an Mường Lát: Đấu tranh phòng chống tội phạm
- 1
Phản hồi sau bài báo “Góp vốn thành lập văn phòng Thừa phát lại Sầm Sơn”: Công lý đã được thực hiện
- 2
Thạch Thành - Điểm hẹn văn hóa và du lịch
- 3
Chung kết cuộc thi Chinese Festival 2019
- 4
Khai mạc Lễ hội văn hóa, thể thao, du lịch – Công bố điểm du lịch và quảng bá sản phẩm tiêu biểu huyện Thạch Thành năm 2019
- 5
Khánh thành điểm trường mầm non bản Ché Lầu
- 6
Trường TH Thiệu Khánh: Năng động, sáng tạo, hết lòng vì học sinh
- 7
Bắt 5 đối tượng lừa đảo trúng thưởng qua mạng xã hội
- 8
Huyện Thạch Thành tham vấn ý kiến về phát triển du lịch
- 9
Trường THCS Xi Măng: Tự hào 30 năm “Trao tri thức - dựng tương lai”
- 10
Thêm văn phòng công ty bảo hiểm nhân thọ tại Thanh Hóa
- 1
Phản hồi sau bài báo “Góp vốn thành lập văn phòng Thừa phát lại Sầm Sơn”: Công lý đã được thực hiện
- 2
Thêm văn phòng công ty bảo hiểm nhân thọ tại Thanh Hóa
- 3
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Mai Xuân Liêm kiểm tra công tác khắc phục giao thông các tuyến đường và tiến độ xây dựng các khu TĐC tại Mường Lát
- 4
Chung kết cuộc thi Chinese Festival 2019
- 5
Hà Trung: Khó khăn trong giải quyết xây dựng nhà ở ngoại đê
- 6
Môi trường của ai?
- 7
Chuyện về ông ngoại tôi - Nhà thơ Hữu Loan
- 8
Đoàn kết, kỷ cương, nêu gương, sáng tạo, xây dựng Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa đạt chuẩn kiểu mẫu
- 9
Giáo dục Thạch Thành: Phấn đấu giữ vững vị thế đứng đầu các huyện miền núi
- 10
Trường mầm non Trường Thi B: Điểm sáng bậc học mầm non