Xuất khẩu lao động ở miền núi: Nhiều gam màu tối (Bài cuối): Cần “chìa khóa” để hóa giải
Xuất khẩu lao động ở miền núi: Nhiều gam màu tối (Bài 1): Người dân quay lưng với chính sách
- Nhận thức của người dân và một số cán bộ địa phương về công tác XKLĐ còn hạn chế, cán bộ chuyên trách XKLĐ thiếu về số lượng và yếu về năng lực chuyên môn, dẫn đến việc tuyên truyền, tư vấn cho người lao động không đạt yêu cầu. Vì vậy, trong thời gian tới các huyện miền núi cần có những giải pháp hữu hiệu để khai thác hết tiềm năng, thế mạnh trong công tác XKLĐ góp phần quan trọng trong công tác xóa nghèo nhanh, bền vững, thu hẹp khoảng cách miền núi và miền xuôi.
“Địa chỉ đỏ” trong công tác xuất khẩu lao động
Xuất phát điểm thấp, thiếu kiến thức trong sản xuất, cuộc sống gia đình ông Lê Văn Tiến ở xã Cẩm Bình (Cẩm Thủy) nhiều năm sống trong cảnh nghèo nàn, cơ cực. Sau khi có công ty tư vấn XKLĐ về làng tư vấn, tuyên truyền lợi ích của việc XKLĐ, vợ và con ông Tiến đã đăng ký tham gia và học tiếng, làm các thủ tục pháp lý để xuất cảnh. Sau 3 năm miệt mài lao động ở xứ người, vợ và con ông Tiến đã mang về cho gia đình một khoản thu nhập khá.
Gia đình ông Tiến là đại diện cho hàng trăm hộ gia đình ở xã Cẩm Bình (Cẩm Thủy) nhờ XKLĐ đã vươn lên hộ khá, có của ăn, của để. Hiện tại, xã Cẩm Bình có gần 500 lao động đang làm việc tại các nước như: Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc. Cũng nhờ vào XKLĐ đã làm diện mạo của xã Cẩm Bình có nhiều đổi thay, những ngôi nhà cao tầng thay thế cho những căn nhà tạm bợ xuống cấp, đời sống vật chất tinh thần của người dân được nâng lên rõ nét.
Trao đổi với chúng tôi ông Hà Văn Hào - Phó Chủ tịch UBND xã Cẩm Bình cho biết: Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, có nhiều công ty uy tín về tư vấn tại xã, nên công tác XKLĐ của xã nhiều năm trở lại đây phát triển mạnh mẽ, nhiều thời điểm có khoảng 1.000 người ở địa phương đi lao động ở nước ngoài. Đến nay, không cần tuyên truyền người dân cũng nhìn thấy được tầm quan trọng của việc XKLĐ. Từ thực tế ấy, nếu ai cảm thấy mình đủ điều kiện đi làm ở nước ngoài là tự động tìm đến cơ quan chức năng để thực hiện ước mơ làm giàu.
Nhờ xuất khẩu lao động hàng trăm hộ gia đình ở xã Cẩm Bình (Cẩm Thủy) xây dựng được ngôi nhà khang trang.
Có thể khẳng định, những năm qua huyện Cẩm Thủy trở thành “địa chỉ đỏ” trong công tác XKLĐ ở miền núi nói riêng và cả tỉnh nói chung. Hiện nay, huyện có trên 2.500 lao động ở nước ngoài, hàng năm mang về khoản ngoại tệ lớn cho địa phương. Để đạt được điều này, huyện phối hợp với các công ty tuyển dụng XKLĐ uy tín tổ chức nhiều hội nghị gặp gỡ trực tiếp người dân để tư vấn về các đơn hàng, việc làm phù hợp, cơ chế hỗ trợ và những điều kiện cần thiết với người lao động có nhu cầu đi xuất khẩu; đối thoại, giải đáp những phản ánh, vướng mắc của người dân liên quan đến các đơn hàng XKLĐ, tạo niềm tin cho người dân khi muốn đăng ký XKLĐ. Bên cạnh đó, huyện còn mời các lao động đã từng đi xuất khẩu đến nói chuyện về hiệu quả kinh tế và những kinh nghiệm khi đi XKLĐ. Các đơn hàng đi XKLĐ còn được cập nhật thường xuyên đến tất cả các khu dân cư, giúp người dân có nhu cầu đi xuất khẩu lựa chọn được đơn hàng phù hợp.
Cần giải pháp hữu hiệu
Trao đổi với chúng tôi về những giải pháp mà địa phương đã triển khai trong công tác XKLĐ ông Trần Đức Hùng - Phó Chủ tịch UBND huyện Cẩm Thủy cho biết: Trong thời gian qua, cả hệ thống chính trị của huyện Cẩm Thủy đã vào cuộc tích cực trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của tỉnh về khuyến khích hoạt động XKLĐ. Cùng với đó, huyện tạo điều kiện để người lao động tiếp cận chính sách hỗ trợ kinh phí học nghề, ngoại ngữ, giáo dục định hướng, chi phí xuất cảnh, hỗ trợ vay vốn; phối hợp chặt chẽ với các trung tâm đào tạo XKLĐ, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để tuyên truyền, cung cấp những thông tin về thị trường lao động ở các nước. Trong quá trình tuyển chọn lao động, các xã, thị trấn đều tổ chức hội nghị đối thoại giữa người lao động và đơn vị tuyển dụng, người lao động được tư vấn trực tiếp, công khai về thị trường, công việc sẽ làm, mức đóng góp, thu nhập của người lao động khi làm việc ở các nước. Từ đó, giúp người lao động có sự lựa chọn công việc phù hợp với sức khỏe và khả năng tài chính của mỗi người.
Cũng theo ông Hùng thì công tác XKLĐ ở huyện Cẩm Thủy nói riêng và các huyện miền núi nói chung vẫn còn những khó khăn, hạn chế cần khắc phục. Đó là lao động phổ thông vẫn chiếm tỷ lệ cao, lao động có tay nghề vững trước khi XKLĐ ra nước ngoài chưa nhiều. Trong thời gian tới, các huyện nên chú trọng việc đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật cho người lao động thuộc các ngành nghề may mặc, điện, điện tử, xây dựng, cơ khí công nghệ ô tô, kỹ thuật nông, lâm, gò hàn... Làm được điều này sẽ mang lại hiệu quả “kép” vừa nâng cao thu nhập cho người lao động vừa chuyển dịch cơ cấu lao động vùng nông thôn miền núi.
Ông Hoàng Ngọc Trung - Trưởng phòng Lao động - Tiền lương - Tiền công (Sở LĐ,TB&XH Thanh Hóa) cho rằng: Người dân nông thôn, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số có tâm lý “thấy mới tin”. Do đó, vấn đề đầu tiên là phải tìm hiểu kỹ thị trường, hiểu năng lực của doanh nghiệp nước ngoài, khi nắm cụ thể, mới đưa lao động đi XKLĐ. Và mỗi xã chỉ cần vài trường hợp đi làm có hiệu quả, có thu nhập cao... thì họ sẽ tự tuyên truyền lan rộng, khi đó, nhiều người khác sẽ cùng đi.
XKLĐ luôn là lĩnh vực sinh lợi nhiều, có sức hút lớn với đông đảo cư dân khu vực nông thôn nên rất nhiều công ty, doanh nghiệp tham gia đem lại nhiều lợi nhuận. Từ đây nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp, khiến lĩnh vực XKLĐ tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người lao động. Vì thế, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực này là phải tạo dựng được một môi trường lành mạnh để XKLĐ trở thành lĩnh vực mang lại ngoại tệ lớn thúc đẩy quá trình giảm nghèo nhanh bền vững đạt kết quả cao. Điều quan trọng nhất là bản thân người dân phải có ý chí vượt khó vươn lên thì công tác XKLĐ mới thực sự khởi sắc.
Ngăn chặn và ứng phó khẩn cấp với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi
Bị bắn tử vong vì giả tiếng gà mồi
Những chiến sỹ đón xuân muộn
Xuân về trên quê hương Tân Ninh
Sôi nổi Hội thao ngành Y Thanh Hóa năm 2019
Bệnh viện Nhi Thanh Hóa trở thành bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện Nhi Trung ương
Nhận diện dòng shophouse ăn khách tại khu vực phía Tây Hà Nội
- 1
Công an huyện Bá Thước trả 42 triệu đồng nhặt được cho người đánh rơi
- 2
Giao thừa Tết Kỷ Hợi 2019: Thanh Hóa bắn pháo hoa tại 3 địa điểm
- 3
Cờ bạc trá hình chốn linh thiêng đầu năm mới
- 4
Trăm năm tạc một chuyện tình Mường Xia
- 5
Trường THPT Như Thanh II: Điểm sáng ngành giáo dục khu vực miền núi
- 6
Mùa xuân ở Hạ Sơn
- 7
NHCSXH Thanh Hóa tổng kết hoạt động năm 2018
- 8
Thưởng nóng Ban chuyên án điều tra, khám phá nhanh vụ giết người ở Hậu Lộc
- 9
Chặn tour “bỏ trốn”
- 10
Họa sĩ vẽ nên mảnh hồn làng
- 1
40 năm Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc: Những ký ức không quên
- 2
Cờ bạc trá hình chốn linh thiêng đầu năm mới
- 3
Biên giới Vị Xuyên - Từ trận tuyến nóng bỏng đến đài hương tưởng niệm
- 4
Chặn tour “bỏ trốn”
- 5
Agribank trao sổ tiết kiệm 1 tỷ đồng cho khách hàng trúng giải
- 6
Trường THPT Như Thanh II: Điểm sáng ngành giáo dục khu vực miền núi
- 7
Trăm năm tạc một chuyện tình Mường Xia
- 8
Hồi ức về người lính đầu tiên hy sinh ở mặt trận biên giới phía Bắc
- 9
68.803 lao động có việc làm mới trong năm 2018
- 10
Tiếp bài “Cầu 130 tỷ vào suối cá thần Cẩm Lương đắp chiếu”: Công trình dừng thi công... chờ vốn!