Nỗi niềm sơn nữ trên vùng biên Mường Lát (Bài 1): Nỗi buồn sau lưng núi
Nâng cao hiểu biết về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống
Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống: Câu chuyện dài chưa có hồi kết (Kỳ cuối): Nhọc nhằn chữ tình, rầu rầu chữ nghĩa...
Đừng để nỗi buồn sau lưng núi
- Những năm qua, nhờ vào các chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số vùng biên giới, huyện Mường Lát đã có nhiều khởi sắc trong xây dựng cơ sở hạ tầng và nâng cao đời sống nhân dân. Nhưng ẩn khuất sau sự đổi thay ấy vẫn tồn tại những quan niệm và hủ tục lạc hậu đeo bám trong cách nghĩ của người dân nơi đây, đặc biệt là đối với người phụ nữ.
Hình ảnh những người phụ nữ Mông lầm lũi trên nương rẫy, quanh quẩn bên bếp lửa và một đàn con nheo nhóc cứ ám ảnh trong tôi sau mỗi lần về bản. Có những câu chuyện buồn đến nao lòng trong mỗi ngôi nhà lụp xụp nằm chênh vênh lưng chừng núi với những người phụ nữ dân tộc Mông không ước mơ, sống lầm lũi qua ngày qua tháng bên bếp lửa giữa đại ngàn.
Những bông hoa rừng nở sớm
15 tuổi, Va Thị Dua, bản Pù Ngùa, xã Pù Nhi đã được người ta “bắt” về làm vợ. Chồng Dua là Thao Văn Dó cũng mới 16 tuổi. Dua học được hết lớp 3 thì bỏ học giữa chừng, rồi cứ thế lớn lên theo cha mẹ đi qua những nương ngô, rẫy lúa. 15 tuổi, Dua đã phải làm vợ. Dua bảo với tôi: “Hôm mình đi chơi phố huyện, gặp chồng mình, hai đứa ưng cái bụng nhau, bố mẹ cũng đồng ý, vậy là lấy nhau thôi”. 16 tuổi, Dua đã làm mẹ. Cái tuổi lẽ ra còn vui vầy bên bạn bè, còn ngồi trên ghế nhà trường nhưng hàng ngày, Dua vẫn địu đứa con nhỏ trên lưng rồi lên tỉa hạt bắp, hạt lúa trên rẫy. Nhà của vợ chồng Dua cũng nghèo như bao gia đình khác ở Pù Ngùa, cuộc sống cứ lầm lũi qua ngày qua tháng trong ngôi nhà lụp sụp dựng tạm bằng phên nứa.
Chị Thao Thị Sua - Chủ tịch Hội LHPN xã Pù Nhi chia sẻ: “Hầu hết chị em phụ nữ trong địa bàn xã là người dân tộc thiểu số. Toàn xã có 11 bản thì có tới 7 bản người Mông. Trình độ dân trí thấp, hầu hết phụ nữ người Mông họ không biết chữ, không biết tiếng phổ thông và cũng không có điều kiện tiếp cận những cái mới. Vì vậy, phụ nữ là đối tượng trực tiếp của những hủ tục lạc hậu, trong đó là nạn tảo hôn”.
Chúng tôi đi một vòng quanh bản Pù Ngùa, hình ảnh những bà mẹ trẻ địu con nhỏ trên lưng trong chiếc khăn thêu thổ cẩm không phải là ít. Chẳng riêng gì trường hợp của Va Thị Dua mà gần như phụ nữ trong bản ai cũng lấy chồng sớm và nhà nào cũng đông con, nghèo đói. Mà theo lời Va Thị Dua bảo với tôi thì: “Từ bao đời nay, con gái ở bản mình vẫn thế mà”.
Những quan niệm lạc hậu đã ăn sâu bám rễ trong nhận thức của đồng bào Mông nơi đây và để lại những hệ lụy nhức nhối: đông con, đói nghèo, ma túy, tảo hôn, hôn nhân cận huyết, di cư tự do. Những sơn nữ vùng biên cứ bị trói buộc bởi những hủ tục lạc hậu ấy. Họ sống một cuộc sống nhọc nhằn, lầm lũi và không có ước mơ, để lại sau lưng núi những lời ru buồn day dứt, ám ảnh triền miên qua bao thế hệ.
Đông con và nghèo đói
Bản Cặt, xã Nhi Sơn với những ngôi nhà lụp sụp nằm chênh vênh lưng chừng núi. Cũng như nhiều bản người Mông khác ở huyện biên giới Mường Lát, cuộc sống của người dân bản Cặt quanh quẩn bên cây ngô, cây sắn và vài ha diện tích lúa nước chỉ gieo cấy được 1 vụ chẳng đủ cho người dân nơi đây thực hiện cái mơ ước thoát nghèo.
Tiếng trẻ con khóc ngặt nghẽo, xé toạc cái không gian yên tĩnh trong ngôi nhà lụp sụp của chị Thao Chứ Dua. Nghe tiếng con khóc, chị Dua lầm lũi đi về phía góc bếp, lấy một bát cơm nguội rồi cầm cái ấm nước đang đun bên cạnh chan vào bát cơm, bỏ thêm vài hạt muối trắng rồi khuấy lên, đút cho đứa trẻ. Nó ăn một cách ngon lành, dừng khóc. Xong xuôi, chị Dua lại tất bật lên nương rẫy, mấy đứa nhỏ ở nhà tự chăm lo cho nhau. Thao Chứ Dua, bản Cặt, xã Nhi Sơn năm nay đã 43 tuổi nhưng đã có tới 8 đứa con. Đứa lớn sinh năm 1996 cũng đã đi lấy chồng 5 năm nay rồi, đứa nhỏ thì chưa tròn 3 tuổi. Chồng Dua là Sung Văn Chứ B, năm nay 46 tuổi. Hai vợ chồng chị Dua nhìn khắc khổ, già hơn so với tuổi của mình. Khi chúng tôi đến, chỉ có chị Dua và mấy đứa nhỏ ở nhà, chồng Dua thì “chắc nó đi uống rượu ở nhà Sung Cá Dính rồi” - chị Dua bảo với tôi như thế.
16 tuổi, chị Dua lấy chồng là người cùng bản. Trong ngày hội vui của bản làng mình, hai người ưng nhau rồi “chồng bắt mình về làm vợ thôi”. Vì ưng cái bụng rồi lấy nhau chứ họ cũng chẳng biết như thế là tảo hôn, vi phạm pháp luật. Từ cái ngày bị “bắt” về, chị Dua làm vợ, làm mẹ, quanh quẩn trên nương rẫy và bên bếp lửa. Thời thiếu nữ đi qua nhọc nhằn, không ước mơ. Tôi hỏi, sao chị Dua đẻ nhiều con thế, không sợ không nuôi nổi bọn trẻ à? Và tôi thật sự ngỡ ngàng trước cái lý lẽ của chị Dua: “Từ bao đời nay, ông bà bố mẹ mình cũng đẻ nhiều như thế để sau này có người đi làm nương, rẫy. Mà nếu không đẻ nhiều con cho chồng thì chồng sẽ không thương mình nữa”. 8 đứa con lần lượt ra đời cùng với cái suy nghĩ rất giản đơn đó của chị Dua.
24 tuổi Hơ Thị Gấu đã làm mẹ của 4 đứa trẻ.
Cách nhà Thao Chứ Dua 2 mái lá là căn nhà gỗ thấp lụp xụp của đôi vợ chồng trẻ Sung Văn Tho B (26 tuổi ) và Hơ Thị Gấu (24 tuổi). Năm 2010, họ lấy nhau khi chồng 18 tuổi và vợ chưa tròn 16 tuổi. Đôi vợ chồng trẻ được bố mẹ cho ở riêng. Và đến nay, họ đã có 4 đứa con, đứa lớn mới đủ tuổi vào lớp 1 còn đứa nhỏ mới hơn 1tuổi được Hơ Thị Gấu địu sau lưng trong chiếc khăn thêu hoa. Mấy đứa trẻ quanh quẩn chơi đùa với nhau ở một góc nhà, tóc vàng hoe, khuôn mặt lem luốc, trên tay vẫn cầm một nắm cơm nguội và ăn ngon lành. Nguyên nhân mà đôi vợ chồng trẻ có tới 4 đứa con là vì “3 đứa trước vợ mình đẻ con gái nên phải cố lấy một thằng cu để còn nối dõi, không thì ông bà tổ tiên sẽ trách phạt” - Sung Văn Tho B chia sẻ.
Ông Sung Văn Tho (Ban dân số kế hoạch hóa gia đình xã Nhi Sơn, huyện Mường Lát) chia sẻ: “Ở đây, hầu hết những trẻ em sinh ra chẳng được đưa đi đăng ký khai sinh theo quy định, chỉ khi nào ốm đau cần đi bệnh viện chữa trị hoặc đến tuổi đi học mầm non thì bố mẹ mới đến UBND xã làm khai sinh. Chính quyền địa phương cũng chỉ còn cách tuyên truyền, vận động người dân tích cực sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn, chủ động đi đăng ký khai sinh cho trẻ nhưng hiệu quả không cao”.
Đi qua những bản làng có đồng bào Mông sinh sống, dễ dàng nhận thấy một thực trạng chung trong bức tranh đời sống của những sơn nữ vùng biên: đông con, đói nghèo chẳng phải là câu chuyện của riêng mỗi nóc nhà. Những đứa trẻ sinh ra trong nghèo đói nên cứ còi cọc, ốm đau và đôi khi dở dang con đường đến trường vì còn phải phụ giúp cha mẹ làm nương rẫy, chăn bò và trông em. Cuộc sống của họ cứ luẩn quẩn như chính những hủ tục lạc hậu vẫn trói buộc lấy người phụ nữ vùng biên qua bao thế hệ.
Sắp lên đô thị loại I, phố núi Pleiku hút nhà đầu tư bất động sản
Biển ở trong lòng
Liên kết để thúc đẩy phát triển du lịch các tỉnh Bắc miền Trung
TP Sầm Sơn: Cưỡng chế thu hồi đất Dự án khu dân cư, tái định cư cánh đồng Sông Đông
Phát động cuộc thi viết thư Quốc tế UPU lần thứ 49
Hãy theo đuổi đam mê...
Chung tay hành động ứng phó với biến đổi khí hậu
- 1
Phản hồi sau bài báo “Góp vốn thành lập văn phòng Thừa phát lại Sầm Sơn”: Công lý đã được thực hiện
- 2
Thạch Thành - Điểm hẹn văn hóa và du lịch
- 3
Chung kết cuộc thi Chinese Festival 2019
- 4
Khai mạc Lễ hội văn hóa, thể thao, du lịch – Công bố điểm du lịch và quảng bá sản phẩm tiêu biểu huyện Thạch Thành năm 2019
- 5
Trường TH Thiệu Khánh: Năng động, sáng tạo, hết lòng vì học sinh
- 6
Khánh thành điểm trường mầm non bản Ché Lầu
- 7
Bắt 5 đối tượng lừa đảo trúng thưởng qua mạng xã hội
- 8
Huyện Thạch Thành tham vấn ý kiến về phát triển du lịch
- 9
Trường THCS Xi Măng: Tự hào 30 năm “Trao tri thức - dựng tương lai”
- 10
Hà Trung: Khó khăn trong giải quyết xây dựng nhà ở ngoại đê
- 1
Phản hồi sau bài báo “Góp vốn thành lập văn phòng Thừa phát lại Sầm Sơn”: Công lý đã được thực hiện
- 2
Thêm văn phòng công ty bảo hiểm nhân thọ tại Thanh Hóa
- 3
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Mai Xuân Liêm kiểm tra công tác khắc phục giao thông các tuyến đường và tiến độ xây dựng các khu TĐC tại Mường Lát
- 4
Chung kết cuộc thi Chinese Festival 2019
- 5
Hà Trung: Khó khăn trong giải quyết xây dựng nhà ở ngoại đê
- 6
Môi trường của ai?
- 7
Chuyện về ông ngoại tôi - Nhà thơ Hữu Loan
- 8
Đoàn kết, kỷ cương, nêu gương, sáng tạo, xây dựng Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa đạt chuẩn kiểu mẫu
- 9
Giáo dục Thạch Thành: Phấn đấu giữ vững vị thế đứng đầu các huyện miền núi
- 10
Trường mầm non Trường Thi B: Điểm sáng bậc học mầm non