Biểu tượng Thanh Hóa trên cửu đỉnh trong kinh thành Huế
- Thanh Hóa tự hào vì trong số các biểu tượng được khắc trên Cửu đỉnh có hai biểu tượng thuộc Thanh Hóa đó là núi Thiên Tôn (Thiên Tôn sơn) được khắc trên hàng giữa của Cao đỉnh và sông Mã (Mã giang) cũng được khắc ở hàng giữa của Anh đỉnh.
Trong các vua chúa triều Nguyễn, đức vua Minh Mạng luôn được đề cao là vị vua anh minh có nhiều đề xướng và nhiều cải cách thành công nhất. Trong đó việc xây dựng hệ thống cung điện lăng miếu đền đài ở Kinh thành Huế là một minh chứng sáng soi.
Khi xây dựng Kinh thành Huế vua đã cho đúc Cửu đỉnh gồm: Cao đỉnh, Nhân đỉnh, Chương đỉnh, Anh đỉnh, Nghị đỉnh,Thuần đỉnh, Tuyên đỉnh, Dụ đỉnh và Huyền đỉnh thể hiện sự thành công của công cuộc trị vì đất nước. Sâu sắc hơn nhà vua muốn truyền đi thông điệp mạnh mẽ, thể hiện tinh thần “các đế nhất phương” (Làm đế một phương) khẳng định sự chính thống và sự trường tồn của triều đại: “Chú Cửu đỉnh dĩ tượng thành công” mang một ý nghĩa nhân văn sâu sắc, mới mẻ tinh khôi khác hoàn toàn với vua Hạ Vũ bên Trung Quốc đúc Cửu đỉnh tượng trưng cho chín châu của lãnh thổ Trung Hoa trước Công nguyên (Chú Cửu đỉnh dĩ tượng cửu châu).
Đặc biệt, các hệ thống hình ảnh biểu tượng được đúc nổi trên thân Cửu đỉnh được triều chính luận bàn và cho đúc sắc nét nổi khối trên 9 đỉnh cũng có thể coi là bộ bách khoa toàn thư sống động, đẹp đẽ về đất nước Tổ quốc Việt Nam thời bấy giờ. Rồng - biểu tượng của sự linh thiêng, quyền uy cũng được xem là biểu tượng của Hoàng đế chính vị, ứng với án thờ Thế tổ Cao Hoàng đế Gia Long trong Thể tổ miếu, ngoài ra trên các đỉnh có nhiều hình ảnh mang tính biểu tượng lại vừa mang tính tiêu biểu cho các lực lượng siêu nhiên trong vũ trụ có sức mạnh vô biên, tác động chi phối, điều khiển cuộc sống của con người đó là: Mặt trời, mặt trăng, các vì tinh tú, sấm chớp, gió mưa...
Các hình ảnh đúc trên Cửu đỉnh là bộ bách khoa thư sống động về đất nước và con người Việt Nam.
Thi vị và hữu tình khi trên Cửu đỉnh xuất hiện hình ảnh của các loại cây, các con vật và đông đúc các sản vật là lương thực, thực phẩm của mọi miền như: lúa nước, kê, mỳ, đậu rau củ, quả, các loại muông thú nơi rừng vàng như: Voi, hổ, báo, tê giác, bò rừng... các sản vật của biển bạc như: cá voi, ba ba, đồi mồi, rùa thiêng... các loại cây lấy gỗ, lấy tinh dầu như: Hoàng đàn, lim, kỳ nam, trầm, hoặc các loài cây trái như: nhãn, mít, cau xoài... 10 loại hoa như sen, hải đường, dâm bụt... ý niệm mà nhà vua muốn truyền đạt là sự phong phú, phồn thịnh của tài nguyên đất nước.
Một đặc sắc nữa của Cửu đỉnh là việc cho khắc các địa danh có những ngọn núi đặc biệt có ý nghĩa đối với triều Nguyễn núi Thiên Tôn (đất quý hương nhà Nguyễn). Sông Hương núi Ngự, đại diện cho miền Trung. Sông Bến Nghé, sông Tiền, sông Hậu, đại diện cho vùng đất mà tổ tiên Nhà Nguyễn đã chinh phục, đại định trong công cuộc mở cõi ở phương Nam, là nơi Nguyễn Ánh dấy nghiệp binh nhung. Một số con kênh đào như: kênh Vĩnh Tế, kênh Vĩnh Định, kênh Vĩnh Điện, kênh Cự An, kênh Lợi Nông, kênh Phố Lợi...
Thiên Tôn sơn được khắc trên Cao đỉnh.
Mã giang chảy suốt chiều dài xứ Thanh.
Không thể không nói tới các đại diện về lĩnh vực về quân sự với những phát minh sáng chế thần diệu như: Đại pháo, súng điêu thương, các chiến thuyền, các quan hải hiểm yếu như: Hải Vân quan, Quảng Bình quan, các cửa biển như: Hải khẩu Cần Giờ, Hải khẩu Thuận An, Hải khẩu Đà Nẵng cũng được thể hiện trên cửu đỉnh.
Việc đặt tên cho từng Cửu đỉnh cũng hàm nghĩa nhân văn cao cả, tên của các cửu đỉnh cũng lần lượt ứng với các miếu hiệu của các vị vua được thờ trong Thế Tổ miếu. Triều Nguyễn có 13 vị vua, nhưng theo điển chế chỉ có 7 vị vua băng hà khi đang chính ngôi mới được dâng miếu hiệu và thụy hiệu. Bởi vậy có 7 cửu đỉnh được tên: Cao đỉnh ứng với gian thờ của Thế Tổ Cao Hàng đế Gia Long, Nhân đỉnh ứng với gian thờ của Thánh Tổ Nhân Hoàng đế Minh Mạng, Chương đỉnh ứng với gian thờ Hiển Tổ Chương Hoàng đế Thiệu Trị, Anh đỉnh ứng với gian thờ Dục Tông Anh Hoàng đế Tự Đức, Nghị đỉnh ứng với gian thờ của Vua Giản Tông Nghị Hoàng đế Kiến Phúc, Thuần đỉnh ứng với gian thờ của Cảnh Tông Thuần Hoàng đế Đồng Khánh, Tuyên đỉnh ứng với gian thờ của Hoằng Tông Tuyên Hoàng đế Khải Định, thờ trong Thế Tổ miếu.
Cửu đỉnh được khởi công đúc từ tháng 12 năm 1835 đến năm 1837 mới hoàn thiện. Việc hành lễ trước và sau khi đúc rất nghiêm trang, linh thiêng từ lễ cáo đến lễ tất, lễ tạ và được đặt trong Thế Tổ miếu nguyên vị trí từ bấy đến nay. Cửu đỉnh là thể hiện đỉnh cao của kỹ thuật đúc và chế tác đồng thời Nguyễn. Theo sử sách và truyền ngôn, mỗi đỉnh phải dùng 60 lò nấu đồng góp lại, mỗi lò chỉ nấu được 30-40 kg đồng. Cách thức rót đồng là rót từ chân đỉnh, nghĩa là khuôn đúc được lật ngược lại. Các họa tiết được đúc trên đỉnh đồng liền một khối bởi được tạo tác từ trong khuôn. Việc đúc đồng được huy động một khối lượng nghệ nhân giỏi, các nhân công chuyên tâm thạo nghề. Vua Minh Mạng đã nhận xét: “Việc đúc cố nhiên là ở nhân công, nhưng đồ quý trọng mà làm được, không phải không có thần giúp sức” Ông P Chovet, Hiệu trưởng Trường Bách công Huế giai đoạn đầu thế kỷ XX có lời khen: “Cách xây các khuôn đúc là rất hay và chứng tỏ trong lĩnh vực này những người thợ đúc An Nam đã đạt trình độ điêu luyện ngang với những thợ đúc của châu Âu”.
Tìm hiểu nguồn gốc xuất xứ về sự ra đời của Cửu đỉnh các nhà sử học đã tìm được cứ liệu xác thực, đó là Chỉ dụ năm 1837 của vua Minh Mạng: “Trẫm xem xét đời xưa đúc đỉnh theo hình các vật, nhưng đồ cổ ít còn, nhà biên chép truyền nói không đúng, chép ra đều là vạc nấu ăn (thực đỉnh) còn như đỉnh to cao và nặng, không những gần đây không có, dẫu ba đời (Hạ, Thương, Chu (cũng ít nghe thấy. Nay bắt chước người xưa mà lấy ý thêm bớt, đúc thành chín đỉnh to, sừng sững đứng cao, to lớn nặng vững, không vết nẻ chút nào, đáng làm của báu, con con, cháu cháu giữ mãi đến không bao giờ hết. Vậy thông dụ cho 31 trực tỉnh và thành Trấn Tây đều biết”.
Thanh Hóa tự hào vì trong số các biểu tượng được khắc trên Cửu đỉnh có hai biểu tượng thuộc Thanh Hóa đó là núi Thiên Tôn (Thiên Tôn sơn) được khắc trên hàng giữa của Cao đỉnh và sông Mã (Mã giang) cũng được khắc ở hàng giữa của Anh đỉnh.
Vị trí đặt Cao đỉnh ứng với gian thờ của Thế tổ Cao Hoàng đế Gia Long. Cao đỉnh có đường kính miệng 135cm, đường kính thân đỉnh 156 cm, chiều cao toàn đỉnh 250cm, trong đó thân đỉnh cao 120cm, quai đỉnh cao 47cm, chân đỉnh cao 108cm. Cao đỉnh nặng: 4.307 cân tương đương 2.603,6 kg.
Vị trí đặt Anh đỉnh ứng với gian thờ Dục Tông Anh Hoàng đế Tự Đức. Anh đỉnh có đường kính miệng 135cm, đường kính thân đỉnh 161cm, chiều cao toàn đỉnh 232cm, trong đó thân đỉnh cao 114cm, quai đỉnh cao 43cm, chân đỉnh cao 96cm. Anh đỉnh nặng: 42617 cân tương đương 2.575,8 kg. Hai biểu tượng thuộc Thanh Hóa: Núi Thiên Tôn và sông Mã đều là hai lực lượng to lớn kỹ vĩ của vũ trụ, hàm ý cho thế núi, hình sông của mảnh đất linh thiêng, huyền thoại nơi phát tích của nhiều vương triều phong kiến: Tiền Lê, nhà Hồ, Hậu Lê và nhà Nguyễn, cũng là đất linh thiêng sản sinh nhiều anh hùng hào kiệt, công danh, sự nghiệp lớn lao. lẫy lừng lưu truyền muôn đời như: Bà Triệu, Lê Hoàn, Lý Thường Kiệt, Lê Phụng Hiểu, Lê Lợi, Lê Văn Hưu...
Trở về cội nguồn của vấn đề để tìm hiểu, càng cho ta những ý niệm thi vị, hiểu sâu sắc thế giới quan và nhân sinh quan của Vua Minh Mạng bậc trí dũng anh minh. Thiên Tôn sơn là núi thiêng ở xã Hà Long huyện Hà Trung nơi phát tích của nhà Nguyễn. Sách Đại Nam nhất thống chí chép: “...Mạch núi từ huyện Thạch Thành như chuỗi ngọc kéo xuống, nổi lên 12 ngọn liền nhau có cây xanh tốt trông như gấm vóc. Phía đông bắc có núi Tam Điệp, rồi núi Thần Phù chạy dài ở bên tả. Còn phía tây có núi Biều Doanh, núi Trạch Lâm, núi Trang Chữ chạy vòng ở bên hữu. Nước Khe Rồng xuống, Tống giang lượn vòng ở đằng trước...”. Hiện nơi đây có Lăng Trường Nguyên nơi chôn cất Nguyễn Kim (1474 - 1545) vị tổ của các vua chúa triều Nguyễn được các nghệ nhân Huế xây dựng có đắp nổi bắng sứ màu tứ linh (Long ly qui phượng) tứ quí (tùng cúc, trúc mai) rất tinh xảo và rực rỡ và tráng lệ.
Sông Mã là dòng sông lớn, chảy suốt chiều dài xứ Thanh qua các huyện Mường Lát, Quan Sơn, Quan Hóa, Cẩm Thủy, Ngọc Lặc... xuôi về Đông Sơn, thành phố và trổ thành hai cửa biến lớn là Lạch Trường và Lạch Trào. Dòng sông chở nặng phù sa tạo ra đồng bằng Thanh Hóa phì nhiêu màu mỡ. Hơn thế còn tạo ra văn hóa dọc đôi bờ sông Mã. Sông Mã là dòng sông mẹ, sông cả của xứ Thanh - dòng sông của lịch sử truyền thống hào hùng cũng là dòng sông của thi ca nhạc họa, góp phần bồi tụ khí thiêng cho đất Thanh, nuôi dưỡng người xứ Thanh cả về vật chất và tinh thần.
Việc đi sâu tìm hiểu biểu tượng Thanh Hóa trên cửu đỉnh trong kinh thành Huế vào thời điểm chúng ta đang chuẩn bị hướng tới Kỷ niệm 990 năm danh xưng Thanh Hóa - với tư cách là một đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương là rất có ý nghĩa. Thể hiện niềm tự hào về đất địa linh nhân kiệt, khắc sâu hơn nữa ý thức trách nhiệm là công dân của một nước độc lập, là con em của một tỉnh giàu truyền thống văn hóa và lịch sử. Ý thức một cách sâu sắc hơn nghĩa vụ và quyền lợi để nỗ lực phấn đấu xây dựng Thanh Hóa trở thành tỉnh tiên tiến. Thiết nghĩ việc cho đúc phiên bản một đỉnh chứa đựng hai biểu tượng Thanh Hóa trong kinh đô Huế để đặt ở nơi có ý nghĩa trên đất Thanh Hóa là việc nên được khuyến khích. Thanh Hóa là quê hương của nghề đúc đồng, là quê của ông tổ nghề đúc đồng, việc đúc một đỉnh đồng trong Cửu đỉnh còn thể hiện tinh hoa của nghề cổ truyền đang được phát huy phát triển ở quê hương, cũng là thể hiện tinh thần phát huy giá trị của di sản văn hóa vào công cuộc xây dựng kiến thiết quê hương, đất nước.
-
Bài viết cung cấp được nhiều kiến thức khảo cứu tỉ mỉ, sâu sắc, người viết có năng lực quan sát tinh tế, có trữ lượng văn hóa và tình yêu, trách nhiệm với quê Thanh, đất Việt... Đặc biệt, tác giả đã cung cấp một cứ liệu quan trọng và tin tưởng trong việc tìm biểu tượng cho Thanh Hóa Thiên Tiền Sơn và Mã Giang, đủ hình sông thế núi, đủ cao rộng giữa đất trời non nước lại thấm đẫm ý nghĩa lich sử thiêng liêng...
Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh: Hoàn thiện các mục tiêu, giải pháp cho năm 2020
Những vườn hoa hút khách mùa đông
Công bố Quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tỉnh Thanh Hóa
Đình làng xứ Thanh: Di sản văn hóa và câu chuyện bảo tồn (Bài cuối): Giữ lấy di sản “hồn làng”
Nhiều cơ hội phát triển du lịch từ Famtrip
Khai mạc Hội khỏe Phù Đổng TP Thanh Hóa lần thứ X năm 2019
Thêm văn phòng công ty bảo hiểm nhân thọ tại Thanh Hóa
Phản hồi bài báo “Xã Hải Lộc “tạo điều kiện” cho cầu cảng hoạt động trái phép”: Yêu cầu tháo dỡ công trình xây dựng trái phép
Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh: Hoàn thiện các mục tiêu, giải pháp cho năm 2020
Về lại vùng đất khó Thiệu Vân
Những vườn hoa hút khách mùa đông
Nhìn lại 4 xu hướng du lịch nổi bật năm 2019
- 1
Xã Hoằng Đại: Côn đồ lộng hành, xông vào nhà tấn công người dân gây thương tích
- 2
Phản hồi sau bài báo “Góp vốn thành lập văn phòng Thừa phát lại Sầm Sơn”: Công lý đã được thực hiện
- 3
Thạch Thành - Điểm hẹn văn hóa và du lịch
- 4
Chung kết Hội thi Báo cáo viên giỏi cấp tỉnh năm 2019, cụm số 4
- 5
Chung kết cuộc thi Chinese Festival 2019
- 6
Trường TH Thiệu Khánh: Năng động, sáng tạo, hết lòng vì học sinh
- 7
Khai mạc Lễ hội văn hóa, thể thao, du lịch – Công bố điểm du lịch và quảng bá sản phẩm tiêu biểu huyện Thạch Thành năm 2019
- 8
Bắt 5 đối tượng lừa đảo trúng thưởng qua mạng xã hội
- 9
Khánh thành điểm trường mầm non bản Ché Lầu
- 10
Sức hút từ Hội sách nửa giá
- 1
Xã Hoằng Đại: Côn đồ lộng hành, xông vào nhà tấn công người dân gây thương tích
- 2
Phản hồi sau bài báo “Góp vốn thành lập văn phòng Thừa phát lại Sầm Sơn”: Công lý đã được thực hiện
- 3
Phản hồi loạt bài “Bất cập tại hàng loạt mặt bằng TP Thanh Hóa”: Sở Xây dựng kiểm tra, phát hiện thêm nhiều sai phạm
- 4
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Mai Xuân Liêm kiểm tra công tác khắc phục giao thông các tuyến đường và tiến độ xây dựng các khu TĐC tại Mường Lát
- 5
Chung kết cuộc thi Chinese Festival 2019
- 6
Hà Trung: Khó khăn trong giải quyết xây dựng nhà ở ngoại đê
- 7
Môi trường của ai?
- 8
Chuyện về ông ngoại tôi - Nhà thơ Hữu Loan
- 9
Đoàn kết, kỷ cương, nêu gương, sáng tạo, xây dựng Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa đạt chuẩn kiểu mẫu
- 10
Giáo dục Thạch Thành: Phấn đấu giữ vững vị thế đứng đầu các huyện miền núi