Ca sĩ Thiên Thanh và “duyên” nghề
- Tốt nghiệp chuyên ngành sư phạm âm nhạc nhưng không có duyên để làm một giáo viên âm nhạc, năm 2010, Vi Thiên Thanh (ảnh) đã xin về làm việc tại Nhà hát Ca múa kịch Lam Sơn. Do không được đào tạo bài bản về thanh nhạc nên chị chỉ biết hát bằng bản năng và bằng sự hỗ trợ, hướng dẫn thêm của đồng nghiệp trong cách xử lý bài hát...
Thấm thoát đã 8 năm, một quãng thời gian không quá ngắn cũng chẳng quá dài nhưng đó là một cuộc hành trình mang đầy dấu ấn của Vi Thiên Thanh. 8 năm với những nỗ lực không ngừng để mang về những giải thưởng cao và thật trân trọng là chỉ cách đây vài ngày, chị đã tốt nghiệp Đại học thanh nhạc với tấm bằng loại giỏi.
Để khẳng định bản thân, có một chỗ đứng trong lòng khán giả và quan trọng là có được sự tự tin trong nghề, điều đó không dễ nhất là với một người đã không theo chuyên ngành chính như Thanh. Thành công với chị, chỉ có một phần nhỏ của sự may mắn, còn lại là sự kiên trì học hỏi và hơn nữa là những đam mê.
Chị bộc bạch: “Tôi không mơ ước trở thành ca sĩ nhưng 8 năm qua đi, tôi lại thấy có duyên với nghề này hơn làm giáo viên, như là nghề đã chọn mình. Tôi cứ dần bước đi và lúc nào cũng mang trong mình tâm niệm: hãy cố gắng mỗi ngày, rèn luyện và phấn đấu...”.
Nỗ lực để gieo những quả ngọt. Với dòng nhạc nhẹ, trữ tình qua giọng hát truyền cảm và cách xử lý tinh tế của chị đã chinh phục được người nghe. “Biển hát chiều nay”, “Hạ thu” hay “Tình yêu màu nắng” là những ca khúc đã làm cho khán giả nhớ nhiều hơn đến cái tên Vi Thiên Thanh. Không chỉ dừng ở đây, năm 2013, Hội nhạc sỹ Việt Nam đã trao tặng giải A cho tiết mục song ca của chị và đồng nghiệp với tác phẩm “Thanh Hóa vào xuân” của nhạc sĩ Thế Việt. Năm 2015 chị giành HCV tại Hội diễn chuyên nghiệp toàn quốc và tiếp tục vào năm 2018, tại Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc tổ chức tại Cao Bằng, bài hát “Lũ đêm” của nhạc sỹ Dương Cầm đã đưa chị đến với HCV thứ 2.
Ca sĩ Vi Thiên Thanh nhớ lại: “Lũ đêm” là một bài hát hợp với chất giọng và có thể bài hát này ở trong tầm của tôi nhưng khó nhất lại vẫn là cách xử lý tình cảm, sắc thái... Rất may là đã mời được nhạc sỹ Dương Cầm vào để trực tiếp hướng dẫn. Bên cạnh đó chồng tôi cũng là một nhạc công của nhà hát nên anh cũng giúp tôi rất nhiều trong luyện tập. Đây là lần thứ 2 tôi được tham gia Liên hoan, là dịp để tôi được cọ sát, học hỏi rất nhiều điều từ các đồng nghiệp ở các tỉnh, thành...”.
Với Vi Thiên Thanh, thấy rõ ở chị là sự cầu tiến và nghiêm túc với nghề đã chọn. Chị quyết tâm học thêm thanh nhạc cũng bởi ở đó chị sẽ có nhiều hơn kinh nghiệm, sự dày dặn trong kỹ năng thanh nhạc, hơn thế nữa chị không muốn dừng ở dòng nhạc nhẹ mà sẽ tự tin hơn để xử lý được nhiều dòng nhạc khác... Kế hoạch cho nghề nghiệp, với Vi Thiên Thanh, không gì quan trọng hơn vẫn là sự cố gắng hết mình cho nghệ thuật như chị đã từng chia sẻ: “Tôi chỉ biết là bản thân phải luôn cố gắng mỗi ngày, cố gắng để hoàn thiện và cố gắng để không bị đào thải...”.
-
Tôi rất thích nghe ca sĩ Vi Thiên Thanh hát. Một giọng ca làm cho tâm hồn tôi bay bổng quên hết mệt mỏi trong cuộc sống.
- 1
Công an huyện Bá Thước trả 42 triệu đồng nhặt được cho người đánh rơi
- 2
Giao thừa Tết Kỷ Hợi 2019: Thanh Hóa bắn pháo hoa tại 3 địa điểm
- 3
Cờ bạc trá hình chốn linh thiêng đầu năm mới
- 4
Trăm năm tạc một chuyện tình Mường Xia
- 5
Mùa xuân ở Hạ Sơn
- 6
Trường THPT Như Thanh II: Điểm sáng ngành giáo dục khu vực miền núi
- 7
NHCSXH Thanh Hóa tổng kết hoạt động năm 2018
- 8
Thưởng nóng Ban chuyên án điều tra, khám phá nhanh vụ giết người ở Hậu Lộc
- 9
Chặn tour “bỏ trốn”
- 10
Họa sĩ vẽ nên mảnh hồn làng
- 1
40 năm Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc: Những ký ức không quên
- 2
Cờ bạc trá hình chốn linh thiêng đầu năm mới
- 3
Biên giới Vị Xuyên - Từ trận tuyến nóng bỏng đến đài hương tưởng niệm
- 4
Chặn tour “bỏ trốn”
- 5
Agribank trao sổ tiết kiệm 1 tỷ đồng cho khách hàng trúng giải
- 6
Trường THPT Như Thanh II: Điểm sáng ngành giáo dục khu vực miền núi
- 7
Trăm năm tạc một chuyện tình Mường Xia
- 8
Hồi ức về người lính đầu tiên hy sinh ở mặt trận biên giới phía Bắc
- 9
Nga Sơn mở rộng ngành nghề tiểu thủ công nghiệp
- 10
Nhiều mục tiêu phát triển du lịch Thanh Hóa còn “dang dở”